Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thành thị trung đại ở Châu Âu? Nền kinh tế thành thị có điểm gì khác vấn đề nền kinh tế lãnh địa? Câu 2: Nguy

By Gabriella

Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thành thị trung đại ở Châu Âu? Nền kinh tế thành thị có điểm gì khác vấn đề nền kinh tế lãnh địa?
Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến quân Nguyên là gì? Em hãy rút ra bài học lịch sử từ các nguyên nhân thắng lợi đó, cho tình huống “Nước ta sắp có chiến tranh chống quân xâm lược”
Câu 3: Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến chống quân Tống ở đâu?
Câu 4: Các trận đánh lớn của nhà Trần chống quân Mông Nguyên?

0 bình luận về “Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thành thị trung đại ở Châu Âu? Nền kinh tế thành thị có điểm gì khác vấn đề nền kinh tế lãnh địa? Câu 2: Nguy”

  1. 1

    – Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự ra đời của thành thị : do nhu cầu của sản xuất và trao đổi, buôn bán các sản phẩm thủ công.

    – Sự khác nhau giữa nền kinh tế trong các thành thị với kinh tế lãnh địa là :

    +Trong lãnh địa, nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng, những thứ do mình làm ra. đó là nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp, chủ yếu là nông nghiệp.

    +Ờ các thành thị, hàng hoá được trao đổi buôn bán tự do, kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp

    Sự khác biệt giữa nền kinh tế thành thị và nền kinh tế lãnh địa:

    • – Nền kinh tế lãnh địa:
    • +Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp
    • +Sản xuất ra sản phẩm chỉ để tiêu dùng trong lãnh địa, không trao đổi, mua bán ra bên ngoài nên gọi là nền kinh tế “tự cấp, tự túc”.
    • +Kinh tế lãnh địa kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến.
  2. -Nền kinh tế thành thị:
    • +Sản xuất chủ yếu là thủ công nghiệp
    • +Sản xuất ra sản phẩm thủ công để trao đổi, mua bán nên gọi là nền kinh tế hàng hóa.
    • +Kinh tế thành thị tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển.

    2

    * Nguyên nhân thắng lợi

    – Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.

    – Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.

    – Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.

    – Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

    – bài học : luôn phải cố gắng vươn lên k đc chủ quan.

    Câu 3:

    – Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến chống quân Tống : ở Sông Như Nguyệt ( hay còn gọi là sông cầu thuộc tỉnh Bắc Ninh Hiện nay)

    Câu 4: Các trận đánh lớn của nhà Trần chống quân Mông Nguyên : Trận Bạch Đằng , Hàm tử, Chương Dương, Thang Long..;

    Trả lời

Viết một bình luận