câu 1: Nguyên nhân làm cho kinh tế Đinh Tiền Lê phát triển câu 2: Đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, nhà Lý chuẩn bị đối phó như thế nào? câu 3:

câu 1: Nguyên nhân làm cho kinh tế Đinh Tiền Lê phát triển
câu 2: Đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, nhà Lý chuẩn bị đối phó như thế nào?
câu 3: Đánh giá cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt?
câu 4: Nhận xét về nghệ thuật thời Lý?
Mình cần gấp cảm ơn

0 bình luận về “câu 1: Nguyên nhân làm cho kinh tế Đinh Tiền Lê phát triển câu 2: Đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, nhà Lý chuẩn bị đối phó như thế nào? câu 3:”

  1. Câu 1 :

    – Các chính sách khuyến nông: tổ chức lễ cày “tịch điền”, khuyến khích nhân dân khai khẩn đất hoang, các công việc trị thủy, bảo vệ sức kéo,…

    – Nhà nước chú trọng phát triển thủ công nghiệp nhà nước với nhiều xưởng thủ công quy mô lớn, tập trung nhiều thợ giỏi và khuyến khích phát triển các nghề thủ công truyền thống trong nhân dân.

    – Giữ mối quan hệ hòa hảo với nhà Tống để nhân dân hai nước qua lại trao đổi hàng hóa với nhau. Cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước,…

    Câu 2 :

    – Cử thái úy Lý Thường Kiệt – một người có cốt cách và tài năng phi thường làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến.

    – Quân đội luyện tập và canh phòng suốt ngày đêm.

    – Các tù trưởng được phong chức tước cao, được lệnh mộ thêm binh đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống.

    – Đem quân xuống phía Nam, đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Cham-pa.

    Câu 3 :

    – Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

    – Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

    – Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

    – Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

    – Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.

    – Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

    Câu 4 :

    – Nghệ thuật thời Lý phát triển đa dạng, độc đáo, mang những nét riêng của dân tộc, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta thời bấy giờ.

    – Nhiều công trình nghệ thuật có giá trị như: Chùa Một Cột, tháp Báo Thiên (Thăng Long), tháp Chương Sơn (Nam Định), chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh),… thể hiện trình độ khéo léo, tinh vi của bàn tay người nghệ nhân.

    – Các loại hình nghệ thuật ca múa dân gian như: hát chèo, múa rối nước,… cùng nhiều nhạc cụ dân tộc đặc sắc cũng rất phổ biến, xuất hiện ở nhiều nơi.

    => Như vậy, nghệ thuật thời Lý mang phong cách đa dạng, độc đáo, linh hoạt đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc – văn hóa Thăng Long. Đây chính là thời kì định hình một nền văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc.

    Bình luận
  2. 1.Nền kinh tế thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển là do các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của nhà nước như:

    – Các chính sách khuyến nông: tổ chức lễ cày “tịch điền”, khuyến khích nhân dân khai khẩn đất hoang, các công việc trị thủy, bảo vệ sức kéo,…

    – Nhà nước chú trọng phát triển thủ công nghiệp nhà nước với nhiều xưởng thủ công quy mô lớn, tập trung nhiều thợ giỏi và khuyến khích phát triển các nghề thủ công truyền thống trong nhân dân.

    – Giữ mối quan hệ hòa hảo với nhà Tống để nhân dân hai nước qua lại trao đổi hàng hóa với nhau. Cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước,…

    2. Sớm phát hiện mưu đồ của kẻ thù, vua tôi nhà Lý đã chủ động tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối phó:

    – Cử thái úy Lý Thường Kiệt – một người có cốt cách và tài năng phi thường làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến.

    – Quân đội luyện tập và canh phòng suốt ngày đêm.

    – Các tù trưởng được phong chức tước cao, được lệnh mộ thêm binh đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống.

    – Đem quân xuống phía Nam, đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Cham-pa.

    3. Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:

    – Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

    – Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

    – Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

    – Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

    – Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.

    – Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

    4.

    – Nghệ thuật thời Lý phát triển đa dạng, độc đáo, mang những nét riêng của dân tộc, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta thời bấy giờ.

    – Nhiều công trình nghệ thuật có giá trị như: Chùa Một Cột, tháp Báo Thiên (Thăng Long), tháp Chương Sơn (Nam Định), chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh),… thể hiện trình độ khéo léo, tinh vi của bàn tay người nghệ nhân.

    – Các loại hình nghệ thuật ca múa dân gian như: hát chèo, múa rối nước,… cùng nhiều nhạc cụ dân tộc đặc sắc cũng rất phổ biến, xuất hiện ở nhiều nơi.

    => Như vậy, nghệ thuật thời Lý mang phong cách đa dạng, độc đáo, linh hoạt đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc – văn hóa Thăng Long. Đây chính là thời kì định hình một nền văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc.

    Bình luận

Viết một bình luận