Câu 1: Nguyên nhân, thời gian, hậu quả, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 Câu 2: Nêu những nét chung về phong trào độc lập dâ

Câu 1: Nguyên nhân, thời gian, hậu quả, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933
Câu 2: Nêu những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918-1939)
Câu 3: Vì sao ở nước Nga sau cách mạng tháng 2- 1917 lại tồn tại song song hai chính quyền? Đảng Bôn-sê-vích Nga, Lê-nin, nhân dân Nga làm gì để giải quyết tồn tại đó?
Câu 4: Trình bày những nguyên nhân các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây?

0 bình luận về “Câu 1: Nguyên nhân, thời gian, hậu quả, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 Câu 2: Nêu những nét chung về phong trào độc lập dâ”

  1. câu 1 :- Nguyên nhân: Do qui luật phát triển không đều, xảy ra mâu thuẫn giữa các Đế quốc. – Thời gian: Từ năm 1929-1933.                                                                                                                            – Hậu quả:                                                                                                                                                     + Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước Tư bản.                                                                                       + Mức sản xuất sụt giảm                                                                                                                             + Đời sống công nhân, nhan dân lao động đói khổ.                                                                                    – Tác động:                                                                                                                                                   + Các nước Anh, Pháp thực hiện chính sách cải cách kinh tế                                                                     + Các nước Đức, Y-ta-li-a, Nhật bản tiến hành quá trình Phát-xít hoá đất nước.         câu 2 :  1. Những nét chung

    – Hoàn cảnh: Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã mở ra một thời kì phát triển mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.

    – Các phong trào tiêu biểu: Phong trào lên cao và lan rộng khắp các khu vực của lục địa châu Á rộng lớn, tiêu biểu là phong trào đấu tranh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a. Đó là:

    + Phong trào Ngũ tứ năm 1919 ở Trung Quốc.

    + Cuộc cách mạng nhân dân ở Mông Cổ (1921 – 1924) đưa tới việc thành lập Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ.

    + Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại do M. Gan-đi đứng đầu.

    + Thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng ở Thổ Nhĩ Kì (1919 – 1922) đưa tới việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ kì…

    – Điểm mới:

    + Trong cao trào cách mạng này, giai cấp công nhân đã tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc.

    + Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.
     câu 4: 
    * Nguyên nhân khách quan:

    – Các nước tư bản thực dân (cụ thể là Pháp) đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, cần nguyên liệu, thị trường, thuộc địa,… nên đang tích cực đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

    * Nguyên nhân chủ quan:

    – Vị trí địa lí: Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí vô cùng quan trọng.

    + Là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo.

    + Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.

    + Là cửa ngõ để đi vào lục địa châu Á rộng lớn.

    – Tài nguyên, thiên nhiên: là khu vực giàu tài nguyên như: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản,…

    – Dân cư: có nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

    – Chính trị – xã hội: Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, xã hội khủng hoảng.

                                                                                 

    Bình luận
  2. Câu 1:Nguyên nhân, thời gian, hậu quả, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933

    – Nguyên nhân: Do quy luật phát triển không đều, xảy ra mâu thuẫn giữa các Đế quốc.

    – Thời gian: Từ năm 1929-1933.   

      -Hậu quả:                                                                                                            +Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước Tư bản.                                              + Mức sản xuất sụt giảm                                                                                    + Đời sống công nhân, nhan dân lao động đói khổ.                                        – Tác động:                                                                                                           +Các nước Anh, Pháp thực hiện chính sách cải cách kinh tế                             +Các nước Đức, Y-ta-li-a, Nhật bản tiến hành quá trình Phát-xít hoá đất nước.        

     Câu 2: Nêu những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918-1939)
    – Hoàn cảnh: Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã mở ra một thời kì phát triển mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.
    – Các phong trào tiêu biểu: Phong trào lên cao và lan rộng khắp các khu vực của lục địa châu Á rộng lớn, tiêu biểu là phong trào đấu tranh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a. Đó là:
    + Phong trào Ngũ tứ năm 1919 ở Trung Quốc.
    + Cuộc cách mạng nhân dân ở Mông Cổ (1921 – 1924) đưa tới việc thành lập Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ.
    + Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại do M. Gan-đi đứng đầu.
    + Thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng ở Thổ Nhĩ Kì (1919 – 1922) đưa tới việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ kì…
    + Trong cao trào cách mạng này, giai cấp công nhân đã tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc.
    + Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.

    Câu 3:Vì sao ở nước Nga sau cách mạng tháng 2- 1917 lại tồn tại song song hai chính quyền? Đảng Bôn-sê-vích Nga, Lê-nin, nhân dân Nga làm gì để giải quyết tồn tại đó?

    – Cách mạng tháng Hai(2/1917) đã lật đổ chế độ Nga Hoàng và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

    – Cách mạng tháng Mười(10/1917) do Lê – Nin và Đảng Bôn – sê – vich lãnh đạo, lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất trong toàn quốc của Xô Viết,đưa nước Nga bước vào thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa.

    Câu 4:Trình bày những nguyên nhân các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây? 
    * Nguyên nhân khách quan:
    – Các nước tư bản thực dân (cụ thể là Pháp) đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, cần nguyên liệu, thị trường, thuộc địa,… nên đang tích cực đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
    * Nguyên nhân chủ quan:
    – Vị trí địa lí: Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí vô cùng quan trọng.
    + Là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo.
    + Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.
    + Là cửa ngõ để đi vào lục địa châu Á rộng lớn.
    – Tài nguyên, thiên nhiên: là khu vực giàu tài nguyên như: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản,…
    – Dân cư: có nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
    – Chính trị – xã hội: Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, xã hội khủng hoảng.

    Mình không biết nó đúng không,nếu sai mong bạn thông cảm.

    Bình luận

Viết một bình luận