Câu 1: Nhận biết:
a) 3 hỗn hợp bột đựng trong các gói riêng biệt: Fe+FeO; Fe+Fe2O3; FeO+Fe2O3
Gợi ý: Fe(OH)2 trắng xanh; Fe(OH)3 nâu đỏ
b) 3 chất bột màu trắng: BaO, Al2O3, MgO chỉ được dùng thêm nước
c) 4 chất rắn: NaCl, Na2SO4, BaCO3, BaSO4 (B1: H2O, B2: HCl vào 1 nhóm, B3: BaCl2 vào
nhóm còn lại)
d) Chỉ dùng H2SO4 loãng hãy nhận biết các kim loại: Ba, Fe, Mg, Al, Ag
e) Chỉ dùng NaOH hãy nhận biết 4 lọ dung dịch: AlCl3, NaCl, MgCl2, H2SO4
Đáp án:a, cho vào dd hcl , ta nhận biết được feo+fe2o3 vì không có khí bay ra
tiếp tục cho dung dịch NaOH vào ta nhận biết được 2 cái còn lại qua kết tủa Fe(OH)2 và Fe(OH)3
b, Cho nước vào ta nhận biết được BaO ( tan trong nước)-> thu được dung dịch Ba(OH)2
Cho dung dịch Ba(OH)2 vào 2 mẫu còn lại ta nhận biết được Al2O3 vì tan trong dd kiềm
Al2O3+Ba(OH)2-> Ba(AlO2)2+H2O( bạn tự cân bằng)
Còn lại là MgO
c, Cho nước vào ta nhận biết được 2 nhóm
nhóm tan: NaCl , Na2SO4-> cho vào BaCl2 có kết tủa BaSO4-> đó là Na2SO4 , k cs kết tủa là NaCl
nhóm ko tan: BaCO3, BaSO4-> Cho vào HCl nếu có khí bay lên thì đó là BaCO3 , ko có thì đó là BaSO4
bạn nhớ ghi pt nha , mình mỏi tay òi , byeeeeeeeeeeeee
Tiếp nè
d, cho h2so4 loãng vào thì ta nhận biết được Ag ( vì không tan )
nếu có kết tủa trắng , và cs khí bay lên thì là Ba( sản phẩm tương ứng có Ba(OH)2)
nếu có khí bay lên thì có : Fe , Mg , Al ( sản phẩm tương ứng : feso4, mgso4, al2(so4)3) tiếp tục cho Ba(OH)2 vào các sp tương ứng này thì sẽ phân biệt được theo màu kết tủa)
e, Cho NaOH vào thì ta nhận biết được alcl3 ( có kết tủa trắng keo , sau đó tan nếu OH- dư)
có kết tủa trắng mg(oh)2 thì đó là mgcl2
ko có hiện tượng gì thì là : nacl với H2so4 tiếp tục cho mg(oh)2 có trên cho vào nhóm này thì cái nào hòa tan kết tủa thì đó là h2so4 , cái nào ko có hiện tượng thì là Nacl
NHỚ GHI PHƯƠNG TRÌNH VỚIIII
Giải thích các bước giải:
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Câu 1:
a/. Cho dung dịch HCl đi qua 3 hỗn hợp bột
+ Hỗn hợp nào có khí thoát ra và dung dịch tạo thành có màu xanh lục nhạt đó là : Fe + FeO
Fe + HCl → FeCl2 + H2↑
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
+ Hỗn hợp nào có khí thoát ra và dung dịch tạo thành có màu xanh lục nhạt pha nâu đỏ (màu đậm hơn màu của dung dịch ở trên) thì đó là : FeO + Fe2O3
Fe + HCl → FeCl2 + H2↑
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
+ Hỗn hợp nào không có khí thoát ra và dung dịch tạo thành có màu xanh lục nhạt pha nâu đỏ thì đó là : Fe + Fe2O3
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
b/. + Hòa tan 3 chất bột vào nước, ta thấy:
Chỉ có BaO tan trong nước, MgO và Al2O3 không tan trong nước. Vậy ta phân biệt được BaO
BaO + H2O → Ba(OH)2
+ Tiếp tục cho dung dịch Ba(OH)2 vào 2 chất MgO và Al2O3, ta thấy chỉ Al2O3 tan trong Ba(OH)2, còn MgO không tan, vậy ta phân biệt được Al2O3 và MgO.
Al2O3 + Ba(OH)2 → H2O + Ba(AlO2)2
c/. Bước 1: Cho nước vào 4 chất rắn thì thấy:
+ Có 2 chất tan đó là NaCl và Na2SO4 – nhóm 1
+ Có 2 chất không tan đó là BaCO3 và BaSO4 – nhóm 2
Bước 2: Cho dung dịch HCl vào 2 nhóm chất vửa tìm được. Ta thấy:
+Nhóm 1 tan trong dung dịch HCl và không có hiện tượng gì
+ Nhóm 2, lọ nào tan và có chất khí không màu thoát ra đó chính là BaCO3. Ta phân biệt được BaCO3 và lọ còn lại là BaSO4
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + H2O + CO2↑ (1)
Bước 3: Thu dung dịch từ phản ứng (1) vào nhóm 1, ta thấy:
+ Nếu tan và xuất hiện kết tủa trắng thì chất ban đầu là Na2SO4
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + NaCl
+ Nếu tan và không có hiện tượng gì thì chất ban đầu là NaCl
d/. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào các mẫu thử:
+ Kim loại không tan là Ag
+ Các kim loại khác đều tan trong dung dịch H2SO4 loãng. Chất tạo kết tủa trắng là BaSO4 ⇒ kim loại ban đầu là Ba
Ba + H2SO4 → BaSO4↓ + H2 (1)
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (2)
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 (3)
Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2 (4)
Từ phản ứng (1) ta lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch nước có chứa Ba(OH)2 cho tác dụng với các dung dịch tạo thành ở phản ứng (2), (3), (4)
+ Dung dịch tạo kết tủa trắng xanh rồi hóa nâu là FeSO4 ⇒ Kim loại ban đầu là Fe
FeSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + Fe(OH)2
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
+ Dung dịch tạo kết tủa keo trắng rồi tan dần là Al2(SO4)3 ⇒Kim loại ban đầu là Al
Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4↓ + 2Al(OH)3
2Al(OH)3 + 3Ba(OH)2 → Ba[Al(OH)4]2
+ Dung dịch tạo kết tủa trắng là MgSO4 ⇒ Kim loại ban đầu là Mg
e/. Cho NaOH vào 4 lọ, ta thấy
+ Xuất hiện kết tủa keo, rồi kết tủa tan trong kiềm dư là AlCl3
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl
+ Xuất hiện kết tủa trắng là MgCl2
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl
+ Lấy kết tủa Mg(OH)2 cho vào 2 dung dịch còn lại, ta thấy:
– H2SO4 làm tan kết tủa Mg(OH)2, còn NaCl thì không có hiện tượng gì xảy ra. Ta phân biệt được 2 dung dịch còn lại.
H2SO4 + Mg(OH)2 → MgSO4 + 2H2O
Chúc bạn học tốt nhé
NOCOPY