câu 1: Nhận xét điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX Câu 2: Qúa trình tìm đường cứu nước cuat Nguyễn Ái Quốc có gì khác so với những người đi

câu 1:
Nhận xét điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX
Câu 2:
Qúa trình tìm đường cứu nước cuat Nguyễn Ái Quốc có gì khác so với những người đi trước
Câu 3:
Tại sao các quan lại sĩ phu đưa ra các đề nghị cải cách ở nửa cuối thế kỉ XIX ? vì sao các cải cách không được chấp nhận ?
Câu 4:
Trình bày diễn biến cuộc khỏi nghĩa Hương khê
Câu 5:
Vì sao Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước?
Các cậu làm đúng cào nhá. Nhanh mik vote 5 sao + ctlhn

0 bình luận về “câu 1: Nhận xét điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX Câu 2: Qúa trình tìm đường cứu nước cuat Nguyễn Ái Quốc có gì khác so với những người đi”

  1. Câu 1

    Những điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX.

    – Mục đích: Đánh Pháp cứu nước, giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội mới theo thể chế cộng hòa hoặc quân chủ lập hiến.

    – Thành phần tham gia: nhà Nho yêu nước tiếp thu được nền học vấn mới của phương Tây, nhiều tầng lớp xã hội mới hình thành sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

    Câu 2

    – Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu chọn con đường đi sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc), đối tượng mà ông gặp gỡ là những chính khách Nhật Bản để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh bạo động. Còn Phan Châu Trinh lại chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách… dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, giành độc lập dân tộc.

    – Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học-kĩ thuật và nền văn minh phát triển. Trong quá trình đó, Người bắt gặp chân lí cứu nước của chủ nghĩa Mác-Lênin và xác định con đường cứu nước theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga. Đây là con đường cứu nước duy nhất đúng đắn đối với dân tộc ta, cũng như đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc khác, vì nó phù hợp với sự phát triển của lịch sử.

    Câu 3

    – Đất nước đang trong tình trạng nguy khốn (Pháp mở rộng xâm lược; triều đình bảo thủ, lạc hậu: kinh tế kiệt quệ; mâu thuẫn xã hội gay gắt…).

    – Xuất phát từ lòng yêu nước.

    – Các sĩ phu là những người thông thái, đi nhiều, biết nhiều, đã từng được chứng kiến sự phồn thịnh của tư bản Âu – Mĩ và thành tựu của nền văn hoá phương Tây.

    Do 

    – Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại.

    – Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.

    Câu 4

    – Từ 1885 – 1888: giai đoạn chuẩn bị. Nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc khí giới và tích trữ lương thảo, … Đặc biệt, nghĩa quân chế tạo được suún trường theo mẫu súng của Pháp.

    – Từ 1888 – 1896: giai đoạn chiến đấu quyết liệt. Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa quân đã đẩy lùi nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.

    Đến cuối năm 1895, Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khở nghĩa duy trì thêm một thời gian rồi tan rã.

    Câu 5

    Trong bối cảnh nước mất, phải sống trong tủi nhục, các thế hệ người dân Việt Nam thời ấy đều mong muốn đánh đuổi giặc Pháp, giành lại độc lập dân tộc. Nguyễn Tất Thành sớm thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của nhân dân, nên đã sớm có chí đánh đuổi giặc Pháp, giải phóng đồng bào.

    Hay nhất nhé bạn#lovehoidap247#History

    Bình luận

Viết một bình luận