Câu 1:Nhận xét về cách sắp xếp từ ngữ và giá trị biểu đạt của nó trong hai câu thơ sau đây: ” Lom khom dưới núi tiều vài chú Lá

Câu 1:Nhận xét về cách sắp xếp từ ngữ và giá trị biểu đạt của nó trong hai câu thơ sau đây:
” Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.”
Câu 2 : viết đoạn văn ( không quá 15 dòng ) trình bày cảm nhận về đoạn thớ sau đây trích trong bài Sang Thu của Hữu Thỉnh :
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.

0 bình luận về “Câu 1:Nhận xét về cách sắp xếp từ ngữ và giá trị biểu đạt của nó trong hai câu thơ sau đây: ” Lom khom dưới núi tiều vài chú Lá”

  1. Câu 1. 

    Tính từ “lom khom”, “lác đác” được đảo lên đầu câu thơ nhằm nhấn mạnh sự vất vả, lam lũ của người dân và sự vắng vẻ, thưa thớt của cảnh vật đèo Ngang. Cách diễn đạt này sẽ taojd dược giá trị gợi hinhfcao, gây được ấn tượng mạnh mẽ với bạn đọc.

    Câu 2. 

    Khổ thơ đầu của bài thơ “Sang thu” (Hữu Thỉnh) mở ra những tín hiệu giao mùa. Mùa thu với Hữu Thỉnh không bắt đầu bằng cây ngô đồng, bằng hoa cúc như thơ xưa vẫn viết mà bằng môt hình ảnh rất đỗi dung dị: hương ổi. Đó là thứ hương quen thuộc của vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Mùi hương ấy không quyện, không tỏa mà “phả” vào trong gió se – thứ gió se se lạnh đặc trưng của mùa thu miền Bắc. Động từ “phả” khiến hương ổi như sánh lại, thấm đẫm, lan tỏa khắp không gian. Phải là một người gán bó với thiên nhiên, với quê hương thì Hữu Thỉnh mới có cảm nhận tinh tế đến như vậy. Không dừng lại ở đó, tác giả còn tìm dấu hiệu giao mùa qua hình ảnh “sương chùng chình qua ngõ”. Không phải làn sương dày đặc như trong “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” (Tây Tiến), sương trong thơ Hữu Thỉnh mềm mỏng, giăng mắc khắp đường thôn ngõ xóm. Biện pháp nhân hóa “chùng chình” khiến sương như một con người có tâm trạng. “Chùng chình” gợi ra sự lưu luyến mà cũng đầy mơ hồ, huyền ảo. Cái sự mơ hồ ấy càng được tô đậm khi ta đến với câu thơ cuối “Hình như thu đã về”. Không phải là chắc chắn, thu đến trong sự nghi hoặc, trong sự bâng khuâng không rõ ràng. Đằng sau bức tranh làng quê ấy là một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của thi sĩ. 

    Bình luận
  2. câu 1

    Hai câu thơ tả cảnh nhưng lại khiến ta thấy được tâm.trạng của nhà thơ. “ Cảnh buồn người có vui đâu bao giờ” cảnh hiện nên tiêu điều,vắng vẻ,mang màu buồn thì chắc hẳn bà huyện Thanh Quan cũng đang trĩu nặng một nỗi ưu sầu.Hai câu thơ có giá trị biểu cảm cao,được viết dưới ngòi bút của kẻ lữ khách tha hương càng khiến cho người đọc cảm nhận rõ ràng những cảm xúc truyền tải ở đó.

    Ai đi xa quê không nhớ về quê hương,đặc biệt khi đứng trong hoàn cảnh cảnh vật u sầu ảm đạm tại càng khiến con người ta buồn phiền. Đứng trên đèo Ngang cao lưng chừng,nhìn xuống phía dưới tiêu điều xác xơ,một mình lẻ loi cô độc,giấu sao được nỗi lòng thổn thức bồi hồi. Tuy chỉ là một bài thơ tức cảnh nhưng nó đã truyền tải một cách sâu sắc tâm tư của tác giả,câu thơ đối nhau rất chỉnh,vẹn ý thể hiện tài năng của một cây bút trong sáng tác thơ.

    Câu 2

    Làng quê yêu mến dìu bước chân thi nhân đi từ hương ổi đến gió se… Rồi khi lạc giữa làn mây sớm chùng chình thì nhà thơ không nén nổi niềm xúc động, ông khe khẽ thì thầm: “Hình như thu đã về”. Từ “hình như” diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng băn khoăn rất tinh tế của nhà thơ khi ngỡ ngàng nhận ra “thu đã về”. Khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Sang thu” đặc biệt dịu dàng tinh tế, nó diễn tả những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khắc giao mùa được chờ đợi rất nhiều trong năm: từ hạ chuyển sang thu. Khổ thơ đã góp phần quan trọng tạo nên bài thơ “Sang thu”, một áng thơ thu duyên dáng và tài tình trong thi đề mùa thu quen thuộc của văn học Việt Nam.

    Bình luận

Viết một bình luận