Câu 1: Nhiệt độ cơ thể ếch đồng không ổn định, luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường nên được gọi là: A. Động vật hằng nhiệt B. Động vật

Câu 1: Nhiệt độ cơ thể ếch đồng không ổn định, luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường nên được gọi là:
A. Động vật hằng nhiệt B. Động vật bậc thấp
C. Động vật biến nhiệt D. Động vật bậc cao
Câu 2. Hình dạng thân của chim bồ câu hình thoi có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp giảm trọng lượng khi bay. B. Giúp tạo sự cân bằng khi bay.
C. Giúp giảm sức cản của không khí khi bay. D. Giúp tăng khả năng trao đổi khí của cơ thể khi bay.
Câu 3: Thân của thằn lằn bóng có lớp da khô có vảy sừng có tác dụng:
A .Dễ bơi lội trong nước.. B. Di chuyển dễ dàng trên cạn.
C. Chống mất nước của cơ thể. D. Giữ ấm cơ thể .
Câu 4: Những động vật nào dưới đây thuộc lớp cá:
A. Cá voi, cá nhám, cá trích. B.Cá mè, cá hồng, cá voi.
C. Cá chép, cá ngựa, cá heo D. Cá thu, cá đối, cá trích
Câu 5. Phát biểu nào sau đây về chim bồ câu là sai?
A. Là động vật hằng nhiệt. B. Bay kiểu vỗ cánh.
C. Không có mi mắt. D. Nuôi con bằng sữa diều.
Câu 6. Cấu tạo của chi sau của chim bồ câu gồm
A. 1 ngón trước, 3 ngón sau, có vuốt. B. 2 ngón trước, 2 ngón sau, không vuốt.
C. 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt. D. 4 ngón trước, 1 ngón sau, không vuốt.
Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây có ở cả thỏ và chim bồ câu?
A. Thông khí ở phổi có sự tham gia của cơ hoành.
B. Miệng có răng giúp nghiền nhỏ thức ăn.
C. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. D. Đẻ con.
Câu 8: Ghép những thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp rồi ghi vào bài làm:
Câu 9: Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày?
A. Chim ăn sâu bọ về ban đêm B. Chim ăn sâu bọ về ban ngày
C. Lưỡng cư ăn sâu bọ về ban đêm D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 10. Biện pháp tiêu diệt sinh vật gây hại nào dưới đây là biện pháp đấu tranh sinh học:
A.dùng keo dính chuột.            B.dùng mèo bắt chuột.
C.bẫy chuột.                              D.thuốc diệt chuột.
Câu 11.Vì sao sự đẻ con lại được xem là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng?
A. Vì trong sự đẻ con, phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn.
B. Vì trong sự đẻ con, phôi được phát triển trong cơ thể của bố nên an toàn hơn.
C. Vì trong sự đẻ con, xác suất trứng gặp tinh trùng là thấp hơn.
D. Vì trong sự đẻ con, phôi được phát triển bên ngoài cơ thể mẹ nên an toàn hơn.
Câu 12. Dơi ăn quả thuộc lớp:
A. Lưỡng cư.       B. Bò sát.
C. Chim.             D. Thú.
II. Tự luận
Câu 1. Chim bồ câu có cấu tạo như thế nào để thích nghi với đời sống bay lượn?
Câu 2. Lớp thú có vai trò như thế nào đối với đời sống con người ? VD minh họa?
Câu 3: vì sao cá voi được xếp vào lớp thú. Nêu đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống trong nước?
Câu 4. Giải thích tại sao một số động có xương sống thuộc lớp bò sát, lớp chim và lớp thú là bạn của nhà nông? Cho ví dụ ?

0 bình luận về “Câu 1: Nhiệt độ cơ thể ếch đồng không ổn định, luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường nên được gọi là: A. Động vật hằng nhiệt B. Động vật”

  1.  TRẮC NGHIỆM:

    Câu 1: C

    Câu 2: C

    Câu 3:D

    Câu 4:D

    Câu 5:C

     Câu 6:C

    Câu7:ko bt

    Câu 8:?

    Câu 9:C

    Câu 10:B

    Câu 11:A

    câu 12:D

    TỰ LUẬN:

    Câu 1:

    Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay:

       – Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay.

       – Chi trước trở thành cánh: để bay.

       – Cơ thể được bao bọc bởi lông vũ xốp, nhẹ: giảm trọng lượng cơ thể.

       – Cánh và đuôi có lông ống, phiến lông rộng: giúp hình thành cánh và bánh lái (đuôi) giúp chim bay.

       – Mỏ bao bọc bởi chất sừng, hàm không răng: đầu nhẹ.

       – Cổ dài, đầu linh hoạt: quan sát tốt khi bay.

       – Chi sau 3 ngón linh hoạt: bám chắc vào cành cây khi hạ cánh.

    Câu2:

    Vai trò của lớp thú là:
    – Lợi ích:
    + Cung cấp nguồn dược liệu quý ( xương hổ, sừng hươu,…..)
    + Nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ ( da, lông của hổ, báo,…..)
    + Làm xạ hương ( cầy giông, tuyến xạ hươu xạ,…..)
    + Làm vật thí nghiệm ( chuột bạch, khỉ,….)
    + Làm thực phẩm cho con người và các loài động vật khác ( trâu, bò, lợn,….)
    + Tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lam nghiệp

    -Tác hại :

    – phá hại mùa màng : voi , trâu bò 

    – Ăn thịt các loại vật chăn nuôi : hổ , báo

    Câu 3:

    Cá voi được xếp vào lớp Thú bởi vì chúng có đặc điểm giống với các loài thú khác:
    + Thở bằng phổi (cho nên có hiện tượng cá voi nổi đầu trên mặt nước để thở)
    + Tim 4 ngăn hoàn chỉnh
    + Động vật máu nóng và hằng nhiệt,
    + Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ
    + Có lông mao (mặc dù rất ít).
    + Đuôi cá thẳng đứng và chuyển động kiểu trái phải. Đuôi cá voi nằm ngang và chuyển động lên xuống.

    Đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống ở dưới nước được thể hiện:

       – Cơ thể hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn, có lớp mỡ dưới da rất dày, cổ không phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.

       – Chi trước biến đổi thành vây dạng chèo, song vẫn được nâng đỡ bởi các xương chi như các động vật có xương sống ở cạn, xương ống tay và xương cánh tay ngắn, các xương ngón tay rất dài.

    -Đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống ở dưới nước được thể hiện:

       – Cơ thể hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn, có lớp mỡ dưới da rất dày, cổ không phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.

       – Chi trước biến đổi thành vây dạng chèo, song vẫn được nâng đỡ bởi các xương chi như các động vật có xương sống ở cạn, xương ống tay và xương cánh tay ngắn, các xương ngón tay rất dài.

    Câu 4:Một số động vật có xương sống thuộc lớp bò sát, lớp chim và lớp thú là bạn của nhà nông vì:

    – Nhiều loài động vật có xương sống chúng bắt sâu bọ côn trùng gặm nhấm phá hại cây trồng gây thất thu cho nhà nông vì thế có thể nói chúng là bạn của nhà nông.

    Ví dụ:

    – Lớp bò sát có thằn lằn bắt côn trùng, sâu bọ; rắn bắt chuột

    – Lớp chim có chim sẻ, chim sâu, chim sáo bắt sâu bọ, châu chấu; chim cú bắt

    Giải thích các bước giải:

     

    Bình luận

Viết một bình luận