Câu 1: Như thế nào là câu trần thuật đơn có từ là? Có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ là? Cho 1 ví dụ câu trần thuật đơn có từ là. Xác định nó là kiểu nào
Câu 2: Như thế nào là câu trần thuật đơn không có từ là? Có mấy kiểu câu trần thuật đơn không có từ là? Cho 1 ví dụ câu trần thuật đơn không có từ là. Xác định nó là kiểu nào
Câu trần thuật đơn theo các định nghĩa trong sgk nêu rõ đó là kiểu câu được tạo thành từ cụm chủ – vị. Kiểu câu này dùng để tả, giới thiệu hoặc kể về sự vật, sự việc nào đó hoặc bày tỏ ý kiến, quan điểm.
Câu trần thuật còn được gọi là câu kể hoặc câu tường thuật, thường kết thúc bằng dấu chấm.
Ví dụ:
– Bông hoa có màu xanh. => CN: Bông hoa; VN: có màu xanh; dùng để tả
– Tôi làm bác sĩ. => CN: Tôi; VN: Làm bác sĩ, dùng để giới thiệu về nghề nghiệp
– Hôm ấy, vụ cưới xảy ra ở một ngân hàng lớn. => CN: Vụ cướp, VN: xảy ra ở một ngân hàng lớn; dùng để kể về một sự việc
Đặc điểm hình thức và chức năng
Đặc điểm hình thức: kết cấu C-V; thường kết thúc bằng dấu chấm cuối câu, trong một số trường hợp có thể dùng dấu chấm than.
Chức năng: dùng để kể, tả , trình bày hoặc biểu lộ cảm xúc, đề nghị hay yêu cầu.
Ví dụ: Tèo vui vì bài kiểm tra Toán đạt điểm cao.
Câu trần thuật đơn có từ “là”
Vị ngữ thường do từ “là” kết hợp với danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành. Tổ hợp giữa từ “là’ với động từ hoặc cụm động từ hoặc tính từ với cụm tính từ… đều có thể làm vị ngữ trong câu.
Khi vị ngữ có ý biểu thị sự phủ định nó sẽ kết hợp với các cụm từ phủ định như “không phải”, “chưa phải”.
Ví dụ: Cuối tuần, các em học sinh không phải đi học.
Một số kiểu câu như:
+ Câu định nghĩa.
Ví dụ: Hydro là một nguyên tố hóa học.
+ Câu miêu tả.
Ví dụ: Khóm hoa ngoài vườn đang khoe sắc.
+ Câu giới thiệu.
Ví dụ: Hoàng là một giáo viên.
+ Câu đánh giá.
Ví dụ: Cô Lan dạy rất nhiệt huyết, giúp học sinh dễ hiểu.
Câu trần thuật đơn không có từ “là”
Trong câu vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. Khi vị ngữ có ý biểu thị phủ định thường sẽ đi kèm với các từ ngữ phủ định như là “không”, “chưa”.
Ví dụ:
– Chiếc váy được làm từ chất liệu vải mềm
– Bé Nachưa ăn cơm => Câu trần thuật đơn mang ý nghĩa phủ định
Các câu này thường có nhiệm vụ miêu tả các hành động, đặc điểm,…sự vật nêu ở chủ ngữ phía trước được gọi là câu miêu tả. Trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ.
Ví dụ: Chiếc máy tính có màu trắng bạc và màn hình cạc rời => CN: Chiếc máy tính; VN: có màu trắng bạc và màn hình cạc rời
Các câu có nhiệm vụ thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của sự vật, hiện tượng được gọi là câu tồn tại. Các câu này chủ ngữ thường đi sau vị ngữ.
Ví dụ
Câu trần thuật đơn có từ “là”
– Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hidro, công thức hóa học của nước là H2O. (định nghĩa).
– Trường đua ngựa là nơi rộng, chiều dài hơn 15 km (miêu tả).
– Tôi là một sinh viên công nghệ. (giới thiệu)
– Thả diều là niềm vui của mọi đứa trẻ miền quê. (đánh giá)
Câu trần thuật đơn không có từ “là”
– Tôi không đi học (câu phủ định kết hợp từ “không”)
1/
– vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ, cụm danh từ. ngoài ra có thể kết hợp với động tự, cụm động từ, tính từ cụm tính từ
– khi chỉ ý phủ định nó kết hợp với cụm từ ko phải, chưa phải
-có một số kiểu câu trần thuật có từ là:câu định nghĩa, câu giới thiệu, câu miêu tả, câu đánh giá
+ví dụ: ngày thứ năm trên đảo cô tô là một ngày trong trẻo
câu miêu tả
2/
ghi nhớ SGK trang 119
+ ví dụ: đằng cuối bãi, hai cậu bé tiến lại
câu miêu tả
,