Câu 1 : Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương? Vì sao thất bại? Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất? Câu 2 : chính sách khai thác thuộc địa

Câu 1 : Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương? Vì sao thất bại? Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất?
Câu 2 : chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam?
Câu 3 : những việc làm của Bác Hồ sau khi ra đi tìm đường cứu nước? Tại sao Bác lại chọn sang Pháp? Giúp mình với nha hôm nay mình thi r

0 bình luận về “Câu 1 : Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương? Vì sao thất bại? Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất? Câu 2 : chính sách khai thác thuộc địa”

  1. 1.Những cuộc khởi nghãi lớn trong phong trào Cần Vương:

    + Khởi nghĩa Ba Đình

    + Khởi nghĩa Bãi Sậy

    +khởi nghĩa Hùng Lĩnh

    +Khởi nghĩa Hương khê 

    * Tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Hương Khê

    Nguyên nhân thất bại

    – thiếu 1 lực lượng xã hội tiên tiến có đủ năng lực lãnh đạo

    – Không có sự liên kết của các cuộc kn

    – triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, tư tưởng thiên về chủ hòa, ko đoàn kết với nhân dân

    – tương quan về lực lượng và vũ khí giữa ta và địch có sự chênh lệch, đặc biệt là trang bị vũ khí, pháp được trang bị vũ khí hiện đại, tinh nhuệ, hơn hẳn về tổ chức quân đội

    2.Sau khi hoàn thành cuộc bình định, Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô lớn, để bóc lột nhân dân Việt Nam, đặt cơ sở thống trị lâu dài.

    3.Ngày 5/6/1911, trên con tàu Latútsơ Tơrevin, từ Cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc thân yêu ra đi tìm đường cứu nước.

    Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Bắt đầu từ đây, anh có nhiều cuộc tiếp xúc với các nhà văn hoá, trí thức, tham gia các cuộc sinh hoạt chính trị sôi nổi

    Khoảng đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp, 

    Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lêni

    Từ ngày 25 đến ngày 30/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội tại thành phố Tua (Pháp) với tư cách là đại biểu chính thức và duy nhất của các nước thuộc địa Đông Dương

    Bác chọn Pháp vì Pháp là 1 nước phát triển kinh tế mạnh

    Bình luận
  2. Câu 1Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương:

    – Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887)

    – Khởi nghĩa Bãi sậy (1883 – 1892)

    – Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)

    Thất bại vi:

    – Về chủ quan:

    + Giai cấp lãnh đạo là tầng lớp sĩ phu xuất thân từ nông dân, tầng lớp này không đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, không còn đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam.

    + Những cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, rời rạc nên đều bị cô lập và đàn áp.

    + Chiến lược và chiến thuật còn non yếu, chưa phù hợp với thực tiễn đưa cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp; chủ yếu dựa vào chiến tranh du kích.

    + Chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân, chưa thực hiện chiến tranh nhân dân.

    – Về khách quan:

    + Hoàn cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế chính trị, xã hội ở Việt Nam : chưa chín muồi, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời đại.

    + Tương quan lực lượng giữa ta và Pháp còn chênh lệch: Pháp mạnh, ta yếu.

    Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất:Khởi nghĩa Hương Khê

    Câu 2

     Chính sách của thực dân Pháp:

    + Chính trị : Tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do Pháp chi phối.

    + Kinh tế:

    – Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

    – Công nghiệp: Khai thác mỏ, xuất khẩu kiếm lợi.

    – Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường mua bán hàng hóa, nguyên liệu, thu thuế.

    – Giao thông vận tải: Xây dựng đường sá, cầu cống, bến cảng, đường dây điện thoại vừa để vươn tới các vùng nguyên liệu, vừa để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân.

    + Tài chính: Đánh thuế nặng để giữ độc quyền thị trường Việt Nam, đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế hàng hóa Pháp nhập vào; đánh thuế cao hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam.

    + Văn hóa, giáo dục: hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa. Pháp duy trì chế độ giáo dục phong kiến, mở trường học đào tạo tay sai bản xứ, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới. Các trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần. 

    Câu 3:(ý đầu bạn có thể xem sgk sẽ ngắn goijn hơn nhé)

    Ngày 5-6-1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Vào thời điểm đó, không ai biết rằng vận mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt, phi thường ấy.

    Với một sự nhạy cảm đặc biệt, Nguyễn Tất Thành không đi sang nước Nhật, không tìm về châu Á mà Người sang nước Pháp, đến tận nơi nước đang cai trị mình, đến tận châu Âu, nơi đang có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, về văn hóa, về chính trị để tìm hiểu xem người ta làm như thế nào rồi trở về cứu giúp đồng bào. Bác ra đi, hành trang chỉ là lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, quyết tâm tìm con đường cứu nước, cứu dân.

    Sau thời gian ở Pháp, Nguyễn Tất Thành tiếp tục cuộc hành trình đi qua nhiều châu lục khác. Suốt chặng đường bôn ba, cuộc sống đầy gian khổ nhưng không làm Người chùn bước, trái lại, càng tôi luyện, hun đúc lòng yêu nước nồng nàn với mục tiêu giải phóng dân tộc kiên định. Người tranh thủ mọi thời cơ để học hỏi, nghiên cứu các học thuyết cách mạng, hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa.

    Chính chủ nghĩa yêu nước cùng với những năm tháng tìm tòi không mệt mỏi về lý luận và hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế, người thanh niên Việt Nam Nguyễn Tất Thành bất chấp mọi hiểm nguy, đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, trở thành nhà hoạt động quốc tế xuất sắc Nguyễn Ái Quốc.

    Sớm nhận thức được xu thế phát triển tất yếu của lịch sử và tính chất của thời đại mới mà Cách mạng tháng Mười mở ra, Người đã khám phá ra chân lý “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

    Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở về Pháp, sống ở Paris, tham gia những hoạt động của Đảng xã hội Pháp, tham gia trong hoạt động của những người yêu nước Việt Nam tại Pháp và đặc biệt, khi tiếp cận được với Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa thì đích Người cần tìm đã đạt được. Luận cương của Lê-nin đã chỉ ra những điều mà Người đang tìm, tức là chỉ có chủ nghĩa xã hội, chỉ có cách mạng vô sản mới là con đường giải phóng chúng ta.

    Nguyễn Tất Thành không sang các nước phương Đông tìm đường cứu nước mà sang phương Tây, Người chọn Pháp là nơi đặt chân tới đầu tiên bởi theo Người muốn đánh đuổi kẻ thù phải có sự hiểu biết về kẻ thù. Từ năm 1789-1794 nước Pháp diễn ra cách mạng tư sản, đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất nên Người muốn tìm hiểu nước Pháp có thực sự  “Tự do-bình đẳng-bác ái” hay không? Nhân dân Pháp sống thế nào? Cũng như các nước khác làm thế nào để về giúp đỡ đồng bào mình. Trong nhiều năm sau đó, Người đã đi nhiều nước Á, Âu, Phi để kiếm sống và học tập, đến với chủ nghĩa Mác Lênin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc – con đường cách mạng vô sản.

    Bình luận

Viết một bình luận