câu 1: Phân tích lát cắt địa hình Bắc Mĩ để nhận biết và trình bày sự phân hóa địa hình theo hướng Đông – Tây của Bắc Mĩ. câu 2:- Phân tích sự phân h

By Hadley

câu 1: Phân tích lát cắt địa hình Bắc Mĩ để nhận biết và trình bày sự phân hóa địa hình theo hướng Đông – Tây của Bắc Mĩ.
câu 2:- Phân tích sự phân hóa của môi trường tự nhiên theo độ cao và theo hướng sườn ở dãy An-đét.
câu 3:So sánh sự phân hóa địa hình của Bắc Mĩ với Nam Mĩ.
câu 4: Hiểu được vấn đề khai thác vùng A-ma-dôn và những vấn đề về môi trường cần quan tâm. Những tác động từ thực trạng của vấn đề khai thác vùng A-ma-dôn hiện nay với toàn cầu.
giúp mình với ạ! mình cảm ơn nhiều

0 bình luận về “câu 1: Phân tích lát cắt địa hình Bắc Mĩ để nhận biết và trình bày sự phân hóa địa hình theo hướng Đông – Tây của Bắc Mĩ. câu 2:- Phân tích sự phân h”

  1. Đông – Tây của Bắc Mĩ. câu 2:- Phân tích sự phân hóa của môi trường tự nhiên theo độ cao và theo hướng sườn ở dãy An-đét. câu 3:So sánh sự phân hóa địa hình của Bắc Mĩ với Nam Mĩ. câu 4: Hiểu được vấn đề khai thác vùng A-ma-dôn và những vấn đề về môi trường cần quan tâm. Những tác động từ thực trạng của vấn đề khai thác vùng A-ma-dôn hiện nay với toà

    Trả lời
  2. câu 1: Phân tích lát cắt địa hình Bắc Mĩ để nhận biết và trình bày sự phân hóa địa hình theo hướng Đông – Tây của Bắc Mĩ.:

    *Lát cắt địa hình Bắc Mĩ:

    -Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.

    +Dải núi Coóc-di-e đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.

    +Miền đồng bằng ở giữa rộng lớn tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

    +Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc – tây nam.

    *Sự phân hóa địa hình của Bắc Mĩ:

    – Phía tây giáp với Thái Bình Dương, có hệ thống Cooc-đi-e cao và đồ sộ là một trong những miền núi lớn trên thế giới. Dãy núi cao trung bình 3000-4000m.

    – Ở giữa có đồng bằng trung tâm, có sông Mit-xu-ri chảy qua. Cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

    – Phía đông có núi già A-pa-lat trên đất Hoa Kì và các sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo của Ca-na-đa, chạy theo hướng đông bắc – tây nam. Phần bắc của dãy A-pa-lat cao 400-500m, còn phần nam cao 1000-1500m.

    ⇒ Sự phân hóa địa hình của Bắc Mĩ có chiều từ bắc xuống nam , từ tây sang đông và từ thấp lên cao.

    câu 2:- Phân tích sự phân hóa của môi trường tự nhiên theo độ cao và theo hướng sườn ở dãy An-đét.:

    – Từ độ cao từ 0m đến 1000m, sườn tây An-đét là thực vật nửa hoang mạc, vì: do tác động của dòng biển lạnh Pê-ru, dẫn đến sườn tây An-đét mưa ít, khí hậu khô.

    – Từ độ cao từ 0m đến 1000m, sườn đông An-đét có rừng nhiệt đới, vì: sườn đông chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch từ biển thổi vào, nên mưa nhiều.

    câu 3:So sánh sự phân hóa địa hình của Bắc Mĩ với Nam Mĩ.:

    – Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

    – Khác nhau :

    + Bắc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.

    + Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.

    + Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

    câu 4: Hiểu được vấn đề khai thác vùng A-ma-dôn và những vấn đề về môi trường cần quan tâm. Những tác động từ thực trạng của vấn đề khai thác vùng A-ma-dôn hiện nay với toàn cầu.:

    -Vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn:

    + Việc khai thác rừng A-ma-dôn để lấy gỗ và lấy đất canh tác, xây dựng đường bộ và đường sắt xuyên A-ma-dôn đến các vùng mỏ và các đô thị mới đã góp phần phát triển kinh tế và đời sống ở vùng đồng bằng A-ma-dôn nhưng cũng làm cho môi trường; rừng A-ma-dôn bị huỷ hoại dần, ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu.

    -Những vấn đề về môi trường cần quan tâm:

    + Với diện tích rộng lớn, đất đai màu mỡ được bao phủ bởi rừng rậm nhiệt đới mạng lưới sông ngòi rộng lớn và dày đặc, nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn.. A-ma-dôn không chỉ là lá phổi của thế giới, một vùng dự trữ sinh học quý giá mà còn là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông.

    -Thực trạng hiện nay, rừng rậm Amazon đang có nguy có bị hủy hoại bởi bàn tay con người, khai thác bừa bãi, môi trường đang bị huỷ hoại dần, cháy rừng ở Brazil

    – Hậu quả của khai thác rừng A-ma-dôn: Mất cân bằng hệ sinh thái, làm biến đổi khí hậu, , động vật không có chỗ sống

    mik tự soạn hết á, cho mik ctlhn nha

    Trả lời

Viết một bình luận