Câu 1: Phân tích những nét gì đặc sắc của nền văn hóa Chăm-pa? Câu 2: Trình bày chính sách cải cách của Khúc Hạo? Câu 3: Chuến thắng Bạch Đằng năm 938

Câu 1: Phân tích những nét gì đặc sắc của nền văn hóa Chăm-pa?
Câu 2: Trình bày chính sách cải cách của Khúc Hạo?
Câu 3: Chuến thắng Bạch Đằng năm 938:
a/ Ý nghĩa của trận Bạch Đằng?
b/ Kế hoạch đánh địch độc đáo của Ngô Quyền?
Câu 4: Dưới ách đô hộ của nhà Đường, về mặt hành chính nước ta có gì thay đổi?
Câu 5: Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào?
Câu 6: Khởi nghĩa Lí Bí năm 542:
a/ Phân tích nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lí Bí?
b/Em có nhân xét gì về cuộc khởi nghĩa Lí Bí?

0 bình luận về “Câu 1: Phân tích những nét gì đặc sắc của nền văn hóa Chăm-pa? Câu 2: Trình bày chính sách cải cách của Khúc Hạo? Câu 3: Chuến thắng Bạch Đằng năm 938”

  1. 1/

    Từ thể kỉ II đến thế kỉ X, nhân dân Cham-pa đã đạt những thành tựu về văn hóa:

    • Thế kỉ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ
    • Nhân dân Chăm theo đạo Bá La Môn và đạo phật
    • Có tục hỏa táng người chết, ở nhà sàn và có thói quen ăn trầu cau
    • Người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi,… tiêu biểu nhất là Khu thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)

    Văn hóa Cham-pa chịu ảnh hưởng nhiều của nền văn hóa nước Ấn Độ

    2/

    • Khúc Hạo quyết định xây dựng đất nước theo đường lối “ Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui ”.Ông đã làm nhiều việc lớn: đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã ; xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc ; lập lại sổ hộ khẩu

    3/

    a)

    * Ý nghĩa :

    • Chiến thắng Bạch Đằng năm 938đã chấm dứt thời kì hơn 1000 năm bị phong khiến phương Bắc đô hộ
    • Mở ra thời độc lập, lâu dài cho dân tộc

    b)

    • Kế hoạch của Ngô Quyền hết sức độc đáo: Ông huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắc đóng xuống dòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu gần cửa biển, thành một trận địa cọc ngầm. Có quân mai phục hai bên bờ. Nhân khi nước triều lên, thuyền của địch tiến vào trong hàng cọc “ta dễ bề chế ngự, không có kế gì hay hơn kế đó cả”.

    4/

    5/

    • Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy. Giữa năm 905, Tiết dộ sứ An Nam là độc Cô Tổn giáng chức. Khúc Thừa Dụ, được sự ủng hộ của nhân dân, đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

    6/

    Bình luận
  2. Câu 1: Có chữ viết riêng là chữ Phạn, theo đạo phật Bà La Môn, tục hỏa táng người chết.

    Câu 2: Chia lại các đơn vị hành chính, tổ chức lại chính quyền, sửa đổi tô thuế.

    Câu 3:

     a, Chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.

     b,

       -Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ đoạt chức Tiết độ sứ, cầu cứu vua Nam Hán.

       -Ngô Quyền kéo quân ra Bắc, bố reis trận địa ở cửa sông Bạch Đằng.

    Câu 5: Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy. – Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. – Khúc Thừa Dụ, được sự ủng hộ của nhân dân, đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

    Câu 6:

    a, Do sự bóc lột tàn bạo của nhà Lương.

    b,Thể hiện tinh thần, ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc ta.

    Bình luận

Viết một bình luận