Câu 1: Phép lai nào sau đây tạo được ưu thế lai
a. Lai gần ở động vật
b. Lai con cái với bố mẹ
c. Lai khác dòng với nhau
d. Tự thụ phấn bắt buột ở thực vật
Câu 2: Loại cây nào sau đây là cây ưa bóng?
a. Cây xương rồng
b. Cây phượng
c. Cây mít
d. Cây lá lốt
Câu 3: Viết các chuỗi thức ăn có thể có sau đây:
Cây cỏ, hươu, sâu ăn lá, chim ăn sâu, hổ.
Câu 4: Biện pháp nào sau đây đã làm đất bị thoái hóa?
a. Trồng rừng chống xói mòn
b. Thay đổi các loại cây trồng phù hợp
c. Bón phân hữu cơ hợp lí
d. Đốt rừng lấy đất canh tác.
Câu 5: Độ đa dạng trong một quần xã sinh vật được biểu hiện bởi đặc điểm:
a. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.
b. Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã.
c. Sự chênh lệch tỉ lệ đực, cái giữa các quần thể trong một quần xã.
d. Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.
Câu 6: Hoạt động nào sau đây của con người không ảnh hưởng đến môi trường?
a. Săn bắn
b. Chiến tranh
c. Hái lượm
d. Đốt rừng
Câu 7: Biểu hiện của thoái hoá giống là:
a. Cơ thể lai có sức sống cao hơn bố mẹ.
b. Cơ thể lai có sức sống kém dần.
c. Cơ thể lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ.
d. Năng suất thu hoạch tăng lên.
Câu 8: Dấu hiệu nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể:
a. Tỉ lệ giới tính.
b. Thành phần nhóm tuổi.
c. Mật độ cá thể.
d. Độ đa dạng.
Câu 9: Các cành phía dưới của các cây ưa sáng trong rừng thường bị rụng sớm vì
a. Các cành này tổng hợp được ít chất hữu cơ.
b. Khả năng thoát hơi nước kém hơn nên cành sớm khô và rụng.
c. Khả năng hút nước kém hơn nên cành sớm khô và rụng.
d. Dễ bị sâu bệnh.
Câu 10: Cây sống ở nơi nhiều ánh sáng và khô cằn thường có đặc điểm là:
a. Lá to và màu nhạt.
b. Lá to và màu sẫm.
c. Lá nhỏ và màu nhạt.
d. Lá nhỏ và màu sẫm.
Câu 11: Tập hợp nào sau đây là quần xã sinh vật:
a. Bầy khỉ sống trong rừng.
b. Các sinh vật trong rừng nhiệt đới
c. Đàn voi trong rừng châu Phi.
d. Đồi cọ.
Câu 12: Trong chọn giống, dùng phương tự thụ phấn hay giao phối gần là để:
a.Tạo giống mới.
b. Tạo dòng thuần.
c. Tạo ưu thế lai
d. Cải tạo giống
1, c
2, d
3,
cây cỏ→ sâu ăn lá→ chim ăn sâu
cây cỏ→ hươu→ hổ
4, d
5, a
6, c
7, b
8, d
9, a
10, d
11, b
12, b