Câu 1: phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và cách thu khi ? câu 2 : tính chất hóa học , ứng dụng của hiđro ? câu 3: nêu thành phần thể t

By Gianna

Câu 1: phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và cách thu khi ?
câu 2 : tính chất hóa học , ứng dụng của hiđro ?
câu 3: nêu thành phần thể tích của không khí ?
GIÚP MÌNH VS Ạ MAI MÌNH THI RỒI . SẼ VOTE 5 SAO CHO CÂU TRẢ LỜI NHANH , ĐẦY ĐỦ VÀ HAY NHẤT Ạ, CẢM ƠN NHÌU

0 bình luận về “Câu 1: phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và cách thu khi ? câu 2 : tính chất hóa học , ứng dụng của hiđro ? câu 3: nêu thành phần thể t”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Câu 1: phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và cách thu khi ?

     Có 2 cách: + Đẩy nước và đẩy không khí

    +) Đẩy nước vì oxi là chất khí ít tan trong nước

    +) Đẩy không khí vì oxit nặng hơn không khí

    – Đun nóng những hợp giàu oxi nhưng kém bền, dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao

    VD: KMnO4, KClO3,…..

    câu 2 : tính chất hóa học , ứng dụng của hiđro ?

    1. Tác dụng với oxi 

    • Thí nghiệm: Đưa ngọn lửa của khí hidro đang cháy vào bình đựng khí oxi.
    • Hiện tượng: Ngọn lửa khí hidro cháy mạnh hơn trong bình, trên thành bình xuất hiện những giọt nước nhỏ.
    • Kết luận: Hidro tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao sinh ra nước. 

    Phương trình hóa học:    2H2   +   O2  →  2H2O           

    Lưu ý: Hỗn hợp khí hiđro và khí oxi gây nổ khi cháy, nếu trộn tỉ lệ thể tích hidro và oxi đúng với tỉ lệ phản ứng là 2:1 thì hỗn hợp gây nổ mạnh nhất.

    Nguyên nhân là hỗn hợp này cháy rất nhanh và tỏa rất nhiều nhiệt. Nhiệt này làm cho thể tích hơi nước tạo thành sau phản ứng tăng lên đột ngột nhiều lần, do đó làm chấn động mạnh không khí, gây nổ.

    2. Tác dụng với đồng oxit 

    Thí nghiệm: Cho luồng khí hiđro tinh khiết đi qua ống nghiệm chứa bột đồng (II) oxit CuO màu đen. 

    Hiện tượng

    Khi chưa đun nóng ống nghiệm: không có hiện tượng hóa học xảy ra.

    Khi đun nóng ống nghiệm: đồng (II) oxit CuO từ màu đen chuyển dần thành màu đỏ gạch của đồng, có hơi nước xuất hiện ở thành ống nghiệm.

    Kết luận: Ở nhiệt độ thích hợp, khí hidro không những kết hợp được với đơn chất oxi mà nó còn kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxi kim loại (CuO) tạo thành nước. Trong các phản ứng này, hidro đóng vai trò là chất khử, phản ứng đều tỏa nhiệt.

    Phương trình hóa học:      H2    +   CuO    →   Cu   +    H2O

    Khí hidro có nhiều ứng dụng, chủ yếu vì khí hidro có tính chất là rất nhẹ, có tính khử và khi cháy tỏa ra nhiều nhiệt. 

    Tận dụng những tính chất đặc biệt này mà người ta sử dụng hidro để:

    Làm nhiên liệu cho đông cơ tên lửa , ô tô

    Dùng trong đèn xì oxi-hidro để hàn cắt kim loại.

    Là nguyên liệu để sản xuất amoniac, axit và nhiều hợp chất hữu cơ khác.

    Dùng làm chất khử để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng.

    Bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không vì hidro là khí nhẹ nhất.

    câu 3: nêu thành phần thể tích của không khí ?

    Trong không khí Nito chiếm 78%, Oxi chiếm 21%, còn 1% là các khí khác ( Hơi nước , khí hiếm, cacbon điôxit)

    Trả lời
  2. Câu `1:`

    Cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm :

    Nung nóng các chất `KMnO_4` và `KClO_3` trên ngọn lửa đèn cồn

    PTHH:

    `+) 2KMnO_4 \overset{t^o}{\to} K_2MnO_4 + MnO_2 + O_2`

    `+) 2KClO_3 \overset{t^o}{\to} 2KCl + 3O_2`

    Cách thu oxi : 

    `+)` Đấy không khí (đặt đứng bình thu)

    `+)` Đẩy nước (do `O_2` ít tan trong nước, không phản ứng với nước)

    Câu `2:`

    Tính chất hóa học của Hidro

    – Tác dụng với Oxi: `2H_2 + O_2 \overset{t^o}{\to} 2H_2O`

    – Tác dụng với đồng(II) oxit : ` CuO + H_2 \overset{t^o}{\to}  Cu + H_2O`

    – Tác dụng với sắt(III) oxit : `Fe_2O_3 + H_2 \overset{t^o}{\to} 2Fe + 3H_2O`

    – Hidro có thể khử oxi của các oxit kim loại từ kẽm trở đi trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.

    – `V_(H_2) : V_(O_2) = 2 :1 \rightarrow` hỗn hợp nổ mạnh

    Ứng dụng 

    – Nạp vào khinh khí cầu

    – Sản xuất nhiên liệu

    – Hàn cắt kim loại

    – Khử oxi của `1` số oxit kim loại

    – Sản xuất amoniac, axit clohidric

    – Sản xuất phân đạm

    Câu `3:`

    Không khí gồm có `78%` khí `N_2`; `21%` khí `O_2` và `1%` các khí khác.

    Trả lời

Viết một bình luận