câu 1 quá trình lê lợi dựng cờ khởi nghĩa câu 2 bảng niên biểu các sự kiện của khởi nghĩa lam sơn câu 3 nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của c

By Bella

câu 1
quá trình lê lợi dựng cờ khởi nghĩa
câu 2
bảng niên biểu các sự kiện của khởi nghĩa lam sơn
câu 3
nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa lam sơn
câu 4
trình bày tổ chức bộ máy chính quyền lê lợi
câu 5
trình bày những nét chính về tổ chức quân đội và luật pháp thời lê sơ
câu 6
tình hình kinh tế thời lê sơ

0 bình luận về “câu 1 quá trình lê lợi dựng cờ khởi nghĩa câu 2 bảng niên biểu các sự kiện của khởi nghĩa lam sơn câu 3 nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của c”

  1. Câu 1: Quá trình lê lợi dựng cờ khởi nghĩa

    – Lê Lợi (1385 – 1433) là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hoá).

    – Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, ông đã dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.

    – Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu, nối liền giữa đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở, cũng là nơi giao tiếp của các dân tộc Việt, Mường, Thái.

    – Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước từ các địa phương đã tìm về hội tụ ngày càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi.

    – Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hoá) và đọc bài văn thề.

    – Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7-2- 1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.

    Câu 2: Bảng niên biểu các sự kiện của khởi nghĩa Lam Sơn

    Năm 1416: Bộ chỉ huy nghĩa quân được thành lập ở Lũng Nhai(Lê Lợi và 18 người)

    Năm 1418: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương.

    Năm 1421: Quân Minh huy động 10 vạn lính tấn công lên Lam Sơn, Lê Lợi phải rút quân phải rút lên núi Chí Linh

    Năm 1423: Nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh

    Năm 1424: Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an

    Năm 1425: Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa

    Tháng 9.1426: Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc

    Tháng 11.1426: Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động

    10.1427: Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc

    12.1427: Hội thề Đông Quan diễn ra, quan Minh rút quân về nước.

    Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa lam sơn

    – Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

    – Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.

    – Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.

    Câu 4: Trình bày tổ chức bộ máy chính quyền lê lợi

    * Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.

    – Ở trung ương:

    + Đứng đầu triều đình là vua.

    + Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

    + Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

    + Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

    – Ở địa phương:

    + Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

    + Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

    Câu 5: Trình bày những nét chính về tổ chức quân đội và luật pháp thời lê sơ

    Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”: khi đất nước có ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân ; khi hoà bình thì thay phiên nhau về làm ruộng.
    Quân đội có hai bộ phận chính : quân ở triều đình và quân ở các địa phương; bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh. Vũ khí có đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hoả đồng, hoả pháo.
    Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.
    Câu 6: Tình hình kinh tế thời lê sơ

    Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.

    – Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.

    – Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

    – Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

    Trả lời
  2. câu 1

    – Lê Lợi (1385 – 1433) là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hoá).

    – Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, ông đã dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.

    – Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu, nối liền giữa đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở, cũng là nơi giao tiếp của các dân tộc Việt, Mường, Thái.

    – Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước từ các địa phương đã tìm về hội tụ ngày càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi.

    – Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hoá) và đọc bài văn thề.

    – Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7-2- 1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.

    câu 2

    Thời gian

    Sự kiện

    Năm 1416

    Bộ chỉ huy nghĩa quân được thành lập ở Lũng Nhai(Lê Lợi và 18 người)

    Năm 1418

    Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương.

    Năm 1421

    Quân Minh huy động 10 vạn lính tấn công lên Lam Sơn, Lê Lợi phải rút quân phải rút lên núi Chí Linh

    Năm 1423

    Nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh

    Năm 1424

    Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an

    Năm 1425

    Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa

    Tháng 9.1426

    Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc

    Tháng 11.1426  

    Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động

    10.1427

    Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc

    12.1427

    Hội thề Đông Quan diễn ra, quan Minh rút quân về nước.

    câu 3

    – Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

    – Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.

    – Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.

    câu 4

    * Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.

    – Ở trung ương:

    + Đứng đầu triều đình là vua.

    + Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

    + Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

    + Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

    – Ở địa phương:

    + Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

    + Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

    câu 5

    Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”: khi đất nước có ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân ; khi hoà bình thì thay phiên nhau về làm ruộng.
    Quân đội có hai bộ phận chính : quân ở triều đình và quân ở các địa phương; bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh. Vũ khí có đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hoả đồng, hoả pháo.
    Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.
    câu 6

    Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.

    – Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.

    – Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

    – Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

     

    Trả lời

Viết một bình luận