Câu 1: Quốc gia phương Tây cổ đại xuất hiện đầu tiên ở đâu? A. Ở Tây Âu. B. Ở Nam Âu. C. Ở Bắc Âu. D. Ở Trung Âu. Câu 2: Các loại cây lưu niên của dân

Câu 1: Quốc gia phương Tây cổ đại xuất hiện đầu tiên ở đâu?
A. Ở Tây Âu.
B. Ở Nam Âu.
C. Ở Bắc Âu.
D. Ở Trung Âu.
Câu 2: Các loại cây lưu niên của dân Hi Lạp và Rô-ma lựa chọn để trồng thêm là
A. cam và quýt.
B. nho và ô liu.
C. đào và cam.
D. nho và cam.
Câu 3: Ở Hi Lạp và Rô-ma, giai cấp là lực lượng lao động chính trong xã hội?
A. Chủ nô.
B. Nô lệ.
C. Nông dân.
D. Nô lệ và nông dân.
Câu 4: Phép đếm từ 1 đến 10 là phát minh của quốc gia
A. Ai Cập.
B. Rô-ma.
C. Hy Lạp.
D. Ấn Độ.
Câu 5: Trong thành tựu về khoa học, người Ai Cập cổ đại đã tính được số pi bằng bao nhiêu?
A. 3,14.
B. 3,15.
C. 3,16.
D. 3,17.
Câu 6: Răng Người tối cổ ở nước ta tìm thấy ở đâu?
A. Cao Bằng.
B. Lạng Sơn.
C. Bắc Giang.
D. Quảng Nam.
Câu 7: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” là câu nói của
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
C. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
D. Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh.
Câu 8: Những chiếc rìu của Người tinh khôn được làm bằng chất liệu chủ yếu nào?
A. Đồng.
B. Sắt.
C. Hòn cuội.
D. Hợp kim.
Câu 9: Người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long được tổ chức sống như thế nào?
A. Riêng lẽ.
B. Sống theo gia đình.
C. Từng nhóm, có cùng huyết thống.
D. Bầy đàn.
Câu 10: Người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long không chỉ biết lao động mà còn
A. làm ra nhiều công cụ mới.
B. làm nhiều đồ trang sức.
C. làm nhiều thuyền.
D. làm nhiều trống đồng.
Phần II.Tự luận (5 điểm )
Câu 1:Giải thích việc làm đồ gốm có gì khác so với việc làm công cụ bằng đá?
Câu 2: Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đất nước ta?

0 bình luận về “Câu 1: Quốc gia phương Tây cổ đại xuất hiện đầu tiên ở đâu? A. Ở Tây Âu. B. Ở Nam Âu. C. Ở Bắc Âu. D. Ở Trung Âu. Câu 2: Các loại cây lưu niên của dân”

  1. I.

     1-B

    2-B

    3-B

    4-D

    5-C

    6-B

    7-A

    8-C

    9-C

    10-B

    II.

    Câu 1: Làm công cụ bằng đá:

    + Đơn giản, chỉ cần ghè đẽo hoặc mài những tảng đá có hình thù sẵn.

    + Nguyên liệu đá phổ biến, có thể tìm kiếm một cách dễ dàng.

    – Làm gốm:

    + Phức tạp hơn vì phải phát hiện được đất sét, nguyên liệu bị hạn chế.

    + Đất sét cần được nhào nặn để biến thành các hình thù phù hợp nhu cầu sử dụng.

    + Quá trình nung đất sét cần có nhiệt độ thích hợp, người thợ phải khéo léo.

    Câu 2: Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy trên đất nước ta, điều này thể hiện điều gì?

    – Những chiếc răng của người tối cổ tìm thấy ở hang Thẩm Khuyên Thẩm Hai (Lạng Sơn). Ở một số nơi khác như: Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai) … người ta đã phát hiện được nhiều công cụ đá, ghè đẽo thô sơ dùng để chặt đập, nhiều mảnh đá ghè mỏng ở nhiều chỗ.

    – Những dấu tích này thể hiện đất nước ta từ xa xưa đã có con người tối cổ sinh sống, họ có thể là tổ tiên, là nguồn gốc phát triển dẫn đến sự hình thành và phát triển các dân tộc trên đất nước ta.

    Cho mình 5 sao nha

    Bình luận
  2. 1A

    2B

    3B

    4B or C

    5C

    6B

    7A

    8B

    9D

    10A

    Câu 2 dấu tích của người tối cổ đc tìm ở Lạng Sơn

    Câu 1 làm đồ gốm là đồ thủ công mĩ nghệ dùng để trưng bày còn làm đồ đá dùng để săn bắt hái lượm

    Bình luận

Viết một bình luận