câu 1 :so sánh cấu tạo trong của rễ và thân non câu 2 :kể tên các loại biến dạng của thân ? mỗi loại biến dạng cho 4 ví dụ câu 3 :so sánh quang hợp và

câu 1 :so sánh cấu tạo trong của rễ và thân non
câu 2 :kể tên các loại biến dạng của thân ? mỗi loại biến dạng cho 4 ví dụ
câu 3 :so sánh quang hợp và hô hấp ? nêu mối quan hệ giữa 2 hiện tượng này
câu 4 :giải thích một số hiện tượng sau :
+vào mùa đông một số cây thường rụng lá
+không nên trồng cây với mật độ quá dày

0 bình luận về “câu 1 :so sánh cấu tạo trong của rễ và thân non câu 2 :kể tên các loại biến dạng của thân ? mỗi loại biến dạng cho 4 ví dụ câu 3 :so sánh quang hợp và”

  1. Đáp án:

    câu 1 :

    Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào hình đa giác xếp sít nhau. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài ra.

    Thịt vỏ: tế bào không chứa diệp lục.

    Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ thành 1 vòng.

    Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào trong suốt xếp sít nhau. Không có lông hút.

    Thịt vỏ: có 1 số tế bào chứa diệp lục.

    Mạch rây ở ngoài mạch gỗ ở trong.

    câu 2 :

    Thân củ: khoai tây, su hào, …. chứa chất dự trữ

    Thân rễ: gừng, giềng, dong ta, ….. chứa chất dự trữ

    thân mọng nước: xương rồng, cành giao,… dự trữ nước.

    câu 4 :Lá cây giữ chức năng hô hấp, cũng như quang hợp thường xuyên, bên cạnh đó lá cây còn để cây thoát hơi nước. Vào mùa thu và mùa đông, lượng nước mưa ít, điều này dẫn đến lượng nước dự trữ trong cây không thể đủ để cung cấp cho toàn bộ cây, cũng như cung cấp cho lá thoát hơi nước. Đồng thời sang thu, nhiệt độ hạ thấp, hoạt động hô hấp của rễ vì thế mà yếu đi, cùng với không khí lại khô hanh, dẫn đến khả năng hạn chế thoát hơi nước mặt lá cũng kém.Không chỉ ở vùng nhiệt đới, mùa đông không có đủ nước để nuôi cây, mà đối với các vùng ôn hới và hàn đới. Mưa tuyết dày đặc trên các tán lá sẽ làm cây phải chịu sức nặng khá lớn của tuyết. Một số cành có thể gục gãy, hoặc quá lạnh do phải chịu đựng băng tuyết. Nên để thích nghi mới điều kiện, bề mặt lá cây phải hạn chế hết mức để không thể chứa băng tuyết đọng trên thân cây. Bởi vậy cởi bỏ lớp lá cây là cách cây cối bảo vệ mình trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

    Bình luận
  2. Giải thích các bước giải:

    Câu 1:

    Giống nhau: đều gồm 2 phần vỏ (biểu bì, thịt vỏ) và trụ giữa (bó mạch và ruột)

    Khác nhau:

    *Cấu tạo rễ

    Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào hình đa giác xếp sít nhau. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài ra.

    Thịt vỏ: tế bào không chứa diệp lục.

    Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ thành 1 vòng.

    *Cấu tạo thân non

    Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào trong suốt xếp sít nhau. Không có lông hút.

    Thịt vỏ: có 1 số tế bào chứa diệp lục.

    Mạch rây ở ngoài mạch gỗ ở trong.

    Câu 2:

    -Thân củ: khoai tây, su hào, …. chứa chất  dự trữ 
    -Thân rễ: gừng, giềng, dong ta, ….. chứa chất dự trữ
    -thân mọng nước: xương rồng, cành giao,… dự trữ nước

     Câu 4:

    Vào mùa đông cây rụng lá vì vào mùa đông lục lạp bị phá hủy ko quang hợp được và để tránh tiếp xúc vs thời tiết gió lạnh nên là đã rụng đi tránh mất nước 

    Không nên trồng ây vs mật độ dày vì: mật độ cây dày nhưng lượng cung cấp dinh dưỡng ko thay đổi sẽ đẫn đến hiện tượng cạnh tranh => các cây tranh nhau hút chất dinh dưỡng => xảy ra hiện tượng tự tỉa thưa: cây ko hút được chất dinh dưỡng sẽ bị chết 

    Bình luận

Viết một bình luận