Câu 1. So với kinh tế Đàng Trong thì kinh tế Đàng Ngoài A. phát triển hơn. B. ngưng trệ hơn. C. ngang bằng. D. lúc phát triển hơn, lúc kém hơn. Câu 2.

Câu 1. So với kinh tế Đàng Trong thì kinh tế Đàng Ngoài
A. phát triển hơn.
B. ngưng trệ hơn.
C. ngang bằng.
D. lúc phát triển hơn, lúc kém hơn.
Câu 2. Chúa Trịnh, chúa Nguyễn có thái độ như thế nào trong việc mua bán với người nước ngoài?
A. Khuyến khích mua bán, trao đổi với thương nhân nước ngoài. B. Bế quan tỏa cảng, không cho giao thương với người nước ngoài. C. Ban đầu tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán.Về sau hạn chế ngoại thương.
D. Ban đầu hạn chế ngoại thương nhưng càng về sau càng khuyến khích buôn bán với thương nhân nước ngoài.
Câu 3. Đâu là phố cảng lớn nhất Đàng Trong vào thế kỉ XVI-XVIII?
A. Phố Hiến. B. Hội An.
C. Vân Đồn. D. Thanh Hà.
Câu 4. Từ thế kỉ XVI-XVII, tôn giáo nào được giới cầm quyền đề cao?
A. Đạo giáo. B. Phật giáo.
C. Ki-tô giáo. D. Nho giáo.
Câu 5. Người có công lớn nhất đối với sự ra đời của chữ Quốc ngữ là ai?
A. A-lêc-xăng đơ Rôt. B. Chúa Nguyễn.
C. Chúa Trịnh. D. Vua Lê.
Câu 6. Vì sao các Chúa lại ra sức ngăn cấm việc truyền đạo Thiên Chúa? A. Vì không muốn nhân dân ta theo đạo Thiên Chúa.
B. Vì sợ các giáo sĩ bên cạnh truyền đạo sẽ dò thám nước ta.
C. Vì cho rằng đạo Thiên Chúa không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc.
D. Vì đạo Thiên Chúa không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Trịnh, Nguyễn.

Câu 7. Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc?
A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.
B. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê-Trịnh, Nguyễn.
C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.
Câu 8. Nguyên cớ quân Xiêm kéo sang xâm lược Đại Việt năm 1785 là
A. Đại Việt nhiều lần quấy nhiễu vùng biên giới Chân Lạp thuộc địa phận của đế quốc Xiêm.
B. Chân Lạp cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sức ép của quân chúa Nguyễn.
C. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm trước sức ép từ phía quân Tây Sơn.
D. Quân Tây Sơn cử xứ sang giao hảo với Xiêm.
Câu 9. Nguyễn Nhạc đối phó như thế nào khi phía Bắc là quân Trịnh, phía Nam là quân Nguyễn?
A. Tạm hòa hoãn với quân Trịnh, dồn sức đánh Nguyễn.
B. Tạm hòa hoãn với quân Nguyễn, dồn sức đánh Trịnh.
C. Tạm hòa hoãn với cả Trịnh – Nguyễn để củng cố lực lượng.
D. Chia lực lượng đánh cả Trịnh và Nguyễn.
Câu 10. Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát được vùng đất nào? A. Từ Bình Định đến Quảng Ngãi.
B. Từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
C. Từ Quảng Nam đến Bình Định.
D. Từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.
Câu 11. Vua Quang Trung tiến quân vào Thăng Long ngày tháng năm nào? A. Sáng mùng 5 tết Kỉ Dậu năm 1789.
B. Trưa mùng 5 tết Kỉ Dậu năm 1789.
C. Chiều mùng 5 tết Kỉ Dậu năm 1789.
D. Tối mùng 5 tết Kỉ Dậu năm 1789.

Câu 12. Những trận đánh quyết định của quân Tây Sơn quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược vào mùa xuân Kỉ Dậu (1789) diễn ra theo thứ tự như thế nào?
A. Đống Đa – Hà Hồi – Ngọc Hồi.
B. Hà Hồi – Ngọc Hồi – Đống Đa.
C. Đống Đa – Ngọc Hồi – Hà Hồi.
D. Ngọc Hồi – Hà Hồi – Đống Đa

0 bình luận về “Câu 1. So với kinh tế Đàng Trong thì kinh tế Đàng Ngoài A. phát triển hơn. B. ngưng trệ hơn. C. ngang bằng. D. lúc phát triển hơn, lúc kém hơn. Câu 2.”

  1. 1.B Ngưng trệ hơn.

    2.C Ban đầu tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Về sau hạn chế ngoại thương.     

    3.B Hội An.

    4.D Nho giáo.

    5.A A-lêc-xăng đơ Rôt.

    6.B Vì sợ các giáo sĩ bên cạnh truyền đạo sẽ dò thám nước ta.

    7.D Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.

    8.C. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm trước sức ép từ phía quân Tây Sơn.

    9.A Tạm hòa hoãn với quân Trịnh, dồn sức đánh Nguyễn.

    10.B Từ Quảng Nam đến Bình Thuận.

    11.B Trưa mùng 5 tết Kỉ Dậu năm 1789.

    12.B Hà Hồi – Ngọc Hồi – Đống Đa.

    Bình luận

Viết một bình luận