Câu 1: Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp? A. Pháp đánh Hải Phòng (11/1946). B.

Câu 1: Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp?
A. Pháp đánh Hải Phòng (11/1946).
B. Pháp chiếm đánh Lạng Sơn (11/19460).
C. Pháp tấn công vào cơ quan bộ tài chính ở Hà Nội.
D. Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.
Câu 2: Bước vào Thu – Đông 1950, tình hình thế giới và Đông Dương có ảnh hưởng gì đến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta?
A. Thắng lợi của cuộc cách mạng Trung Quốc (1/10/1949). Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
B. Cuộc kháng chiến của Lào và Campuchia phát triển mạnh.
C. Pháp lệ thuộc Mĩ, đế quốc Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương.
D. Cả 3 ý trên đúng.
Câu 3: Yếu tố nào sau đây là mối lo sợ nhất mà Pháp thực hiện âm mưu “khóa cửa biên giới Việt – Trung” thiết lập “Hành lang Đông – Tây” chuẩn bị kế hoạch tấn công Việt Bắc lần thứ hai?
A. Ngày 1/10/1949, Cách mạng Trung Quốc thành công, nước CHND Trung Hoa ra đời.
B. Cuộc kháng chiến của nhân dân Lào và Campuchia phát triển mạnh.
C. Phong trào phản đối chiến tranh Đông Dương của nhân dân Pháp lên cao.
D. Sau chiến dịch Việt Bắc (1947) so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta.
Câu 4: Vì sao ta mở Chiến dịch biên giới Thu – Đông 1950?
A. Tạo điều kiện để thúc đẩy cuộc kháng chiến của ta tiến lên một bước.
B. Khai thông biên giới, con đường liên lạc quốc tế giữa ta và Trung Quốc với các nước dân chủ thế giới.
C. Tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch. Khai thông biên giới Việt – Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa cách mạng, tạo điều kiện đẩy mạnh cách mạng.
D. Để đánh bại “Kế hoạch Rơ-ve”.
Câu 5: Trong Chiến dịch biên giới trận đánh nào là ác liệt nhất?
A. Đông Khê.
B. Thất Khê.
C. Phục kích đánh địch trên đường số 4.
D. Phục kích đánh địch từ Cao Bằng rút chạy.
Câu 6: Em hãy cho biết Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong hoàn cảnh nào?

0 bình luận về “Câu 1: Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp? A. Pháp đánh Hải Phòng (11/1946). B.”

  1. 1.D

    2.D

    3.A

    4.C

    5.A

    6. Hoàn cảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến là:

    – Trước âm mưu và hành động trắng trợn của Pháp, Đảng ta đứng trước sư lựa chọn một trong hai con đường: đầu hàng hoặc đứng lên đấu tranh.

    – Ngày 18,19/12/1946, Banh thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng Vạn Phúc(Hà Đông) quyết phát động phong trào toàn quốc háng chiến.

    – Tối 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

    Bình luận
  2. 1- D

    2- D

    3- A

    4- C

    5- A

    6.

    + Trước âm mưu và hành động trắng trợn của Pháp, Đảng ta đứng trước sự lựa chọn một trong hai con đường: hoặc đầu hàng hoặc chiến đấu.

    + Ban thường vụ Trung ương Đảng họp hai ngày 18 và 19 -12-1946 tại làng Vạn Phúc, thị xã Hà Đông đã quyết định phát động phong trào toàn quốc kháng chiến.

    + Ngay tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

    Bình luận

Viết một bình luận