Câu 1:Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?
Câu 2:Những điểm khác nhau giữa Công cụ đá và Công cụ đồng:
-Về chất liệu
-Về nguồn gốc chất liệu
-Về cách làm ra
-Về công dụng
Câu 3:Em có nhận xét gì về việc đúc 1 công cụ bằng đồng hay làm một bình đất nung so với việc làm 1 công cụ bằng đá?
Câu 4:Việc làm đồ gốm hay đúc 1 công cụ bằng đồng có phải ai cũng làm được hay không?
Câu 5:Trong trồng trọt,muốn có thóc lúa thì người nông dân phải làm những công việc gì?
Câu 6:Có thể tất cả mọi người lao động vừa lo sản xuất ngoài đồng vừa lo rèn đúc công cụ không?
Câu 7:Sản xuất phát triển,số người lao động tăng lên,người nông dân vừa lo việc đồng áng vừa lo lo việc nhà được không?
Câu 8:Theo truyền thống dân tộc,đàn ông lo việc ngoài đồng hay lo việc trong nhà?
Câu 9:Xã hội có gì đổi mới?
Câu 10:Em hãy cho biết từ thế kỉ VIII-thế kỉ 1 TCN,xã hội nước ta có gì đổi mới so với xã hội trước đó(Trả lời toàn bộ nội dung ý chính của phần hai(Từ trang 22/sgk lịch sử lớp 6),gạch đầu dòng,trả lời ngắn gọn).
Câu 11:Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?
Câu 12:Những nền văn hóa lớn này nảy sinh ở đâu?Vào thời gian nào?(lật ra trang 26/sgk lịch sử lớp 6 và xác định trên lược đồ đó).
Câu 13:Bấy giờ,nền văn hóa nào đạt trình độ phát triển cao nhất?Vì sao?(lật ra trang 26/sgk lịch sử lớp 6 và xác định trên lược đồ đó).
Câu 14:Theo em,những công cụ nào góp phần tạo bước biến chuyển trong xã hội?
Câu 15:Nền văn hóa Đông Sơn đã hình thành trên những vùng nào?Chủ nhân nó là ai?
MỌI NGƯỜI ƠI EM ĐANG CẦN GẤP CÂU NÀY!!AI BIẾT THÌ TRẢ LỜI HẾT CÒN AI KHÔNG BIẾT CHỈ CẦN TRẢ LỜI 1 CÂU CŨNG ĐƯỢC!!THANK KIU
Câu 2:
chất liệu nguồn gốc chất liệu cách làm ra công dụng
Đồng : Nhẹ, bền Quặng dưới lòng đất Đúc, qua nhiều giai đoạn Cho năng suất cao
Đá : Nặng, dễ hỏng Quặng dưới lòng đất Đập đá cho ra hình, mài Cho năng suất thấp
Câu 3:
việc đúc 1 công cụ bằng đồng hay làm một bình đất nung so với việc làm 1 công cụ bằng đá sẽ tốn nhiều thời gian hơn, trải qua nhiều giai đoạn, đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế hơn so với việc làm một công cụ bằng đá
Câu 4:
Không, vì nó không dễ làm, đồng cần phải khéo đúc sao cho ra hình, gốm động tí là biến dạng, vỡ. nên việc này chỉ có người có kinh nghiệm mới làm được
C1:
– Sản xuất nông nghiệp lúa nước ngày càng phát triển, đòi hỏi con người phải chuyên tâm lo việc cuốc cày, làm đất, gieo hạt, chăm bón…
– Số người làm nông nghiệp tăng lên, để có người làm việc ngoài đồng, phải có người ở nhà lo việc ăn uống.
=> Sự phân công lao động trở thành cần thiết.
+ Phụ nữ, ngoài việc nhà, thường tham gia sản xuất nông nghiệp và làm đồ gốm, dệt vải.
+ Nam giới, một phần làm nông nghiệp, đi săn bắt, đánh cá;
+ Một phần chuyên hơn, thì phụ trách việc chế tác công cụ, bao gồm cả việc đúc đồng, làm đồ trang sức, về sau được gọi chung là các nghề thủ công.
=> Địa vị của người đàn ông ngày càng quan trọng
C3:
Việc đúc một số đồ dùng bằng đồng hay làm một bình bằng đất nung có nhiều điểm khác so với việc làm một công cụ đá:
– Công việc nặng nhọc, đòi hỏi sức khỏe và công sức của nhiều người hơn:
+ Một số công đoạn đúc đồng: làm khuôn – lọc quặng – nấu quặng – đổ khuôn.
+ Làm một bình đất nung: tìm đất sét – nhào nặn – nung duwois nhiệt độ cao.
– Làm một công cụ bằng đá nhẹ nhàng hơn, chỉ đòi hỏi sức lao động của một người: tìm đá – ghè đẽo hoặc mài
C4:
So sánh việc làm gốm với việc làm công cụ đá:
– Làm gốm: phức tạp vì phải phát hiện được đất sét, trải qua quá trình nhào nặn thành các đồ đựng với nhiều loại hình dáng khác nhau, rồi đem nung với nhiệt độ thích hợp cho khô cứng.
– Làm công cụ đá: đơn giản hơn, vì chỉ cần ghè đẽo hoặc mài những tảng đá có hình thù sẵn
C9:
– Sản xuất ngày càng phát triển đã giúp cho cuộc sống của con người ngày càng ổn định.
+ Trên các đồng bằng ven sông lớn hình thành hàng loạt làng bản (bấy giờ gọi là chiềng, chạ).
+ Các làng bản ở vùng cao cũng nhiều hơn trước, do con người đã định cư lâu dài.
– Dần dần hình thành các cụm chiềng, chạ hay làng bản có quan hệ chặt chẽ với nhau, được gọi là bộ lạc.
– Vị trí của người đàn ông ngày càng cao hơn trong sản xuất cũng như trong gia đình, làng bản. => Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ.
– Những người già, những người có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có sức khỏe được bầu làm người quản lí làng bản.
– Xã hội có sự phân biệt giàu nghèo.
C11:
– Từ thế kỷ VIII – I TCN, có nhiều nền văn hóa phát triển cao như: Óc Eo (An Giang) – cơ sở của nước Phù Nam sau này, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) – cơ sở của nước Cham-pa, Đông Sơn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
– Văn hóa Đông Sơn có công cụ, vũ khí bằng đồng: lưỡi cày, lưỡi rìu, lưỡi giáo, mũi tên,… => đồ đồng thay thế đồ đá đã góp phần tạo nên sự chuyển biến trong xã hội.
– Cư dân văn hóa Đông Sơn gọi là cư dân Lạc Việt. Cuộc sống của con người đã có phần ổn định.
C14:
Những công cụ góp phần tạo nên bước biến chuyển trong xã hội là: lưỡi cuốc, lưỡi cày, lưỡi liềm, lưỡi rìu,… được làm bằng đồng. Những công cụ bằng đồng này đã dần dần thay thế hẳn công cụ bằng đá.
C15:
-Văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa cổ từng tồn tại ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và Bắc Trung bộ Việt Nam
-nhà nước văn minh đầu tiên của người Việt, nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng và nối tiếp là nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương đã phát triển, trước khi bị ảnh hưởng của nền văn minh Hán