Câu 1.Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền đã diễn ra như thế nào? Câu 2.Tình hình kinh tế, văn hóa ở các thế kỉ XVI đến nữa đầu thế kỉ XIX? C

By Maya

Câu 1.Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền đã diễn ra như thế nào?
Câu 2.Tình hình kinh tế, văn hóa ở các thế kỉ XVI đến nữa đầu thế kỉ XIX?
Câu 3.. Lập bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu về giáo dục và khoa học kĩ – thuật ở nước ta cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX

0 bình luận về “Câu 1.Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền đã diễn ra như thế nào? Câu 2.Tình hình kinh tế, văn hóa ở các thế kỉ XVI đến nữa đầu thế kỉ XIX? C”

  1. câu1

    – Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém. Nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực.

    – Nhân khi triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương cậy quyền thế ức hiếp dân. Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.

    câu 2

    *nông nghiệp

    Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá

    – Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển:

    + Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.

    + Thủy lợi được củng cố.

    + Giống cây trồng ngày càng phong phú.

    + Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết. Ở Đàng Trong: ruộng đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

    *công nghiệp

    – Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển đạt trình độ cao: dệt, gốm,rèn sắt, đúc đồng, làm đồ trang sức..

    – Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

    – Khai mỏ

    – một ngành quan trọng rất phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

    – Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều như làm giấy, gốm sứ, nhuộm vải …..

    – Nét mới trong kinh doanh: ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội, vừa sản xuất vừa bán hàng.

    *thương nghiệp

    – Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến VN buôn bán tấp nập:

    + Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng…..

    + Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.

    – Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

    – Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạp.

    câu 3

    * Sử học

    – Tác phẩm tiêu biểu:

    + Thời Tây Sơn có bộ Đại Việt sử kí tiền biên.

    + Thời Nguyễn có Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện,…

    – Tác giả tiêu biểu: Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XVIII. Các tác phẩm của ông là Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Vân Đài loại ngữ,… Phan Huy Chú là tác giả của bộ Lịch triều hiến chương loại chí.

    * Địa lý

    – Gia Định thành thông chí – Trịnh Hoài Đức.

    – Nhất thống dư địa chí – Lê Quang Định và Ngô Nhân Tỉnh.

    * Y học

    – Lê Hữu Trác với tác phẩm: Hải Thượng y tông tâm lĩnh.

    * Kĩ thuật
    -Từ thế kỉ XVIII,một số kĩ thuật ở phương Tây đã ảnh hưởng vào nước ta.
    -Thợ thủ công nước ta đã chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và thí nghiệm thành công tàu thủy chạy bằng hơi nước.

    * Giáo dục, thi cử

    – Thời Tây Sơn, Quang Trung ra Chiếu lập học chấn chỉnh lại việc học, thi cử, mở trường công ở các xã cho con em nhân dân có điều kiện đi học, đưa chữ Nôm vào thi cử.

    – Thời Nguyễn (na đầu thế ki XIX), thi cử không có gì thay đổi. Quốc t Giám đặt ở Huế, lấy con em quan lại, thổ hào và những người học giỏi ở các địa phương vào học.

    – Năm 1836, Minh Mạng cho thành lập “Tứ dịch quán” để dạy tiếng nước ngoài (tiếng Pháp, Xiêm).

    Trả lời
  2. Câu 1

    Sự suy yếu nhà nước phong kiến tập quyền diễn ra ở thế kỉ XVI với những biểu hiện rõ rệt được thể hiện như sau: 

    • Vua quan ăn chơi sa đọa, nội bộ triều đình lục đục, chia bè kéo cánh và tranh giành quyền lực thậm chí đâm giết, đe dọa lẫn nhau. 
    • Vua quan vô dụng xuất hiện ngày càng nhiều, bộc lộ nhân cách và năng lực yếu kém, không lo việc chính sự mà chỉ mải mê ăn chơi, hưởng lạc, bỏ bê đời sống nhân dân. 
    • Triều đình nổi loạn, rối ren, quan lại và binh lính lợi dụng thời cơ ra sức đục khoét, chiếm đoạt ruộng đất, tài sản của nhân dân để phục vụ cho công cuộc ăn chơi, làm giàu của mình. 

    Trả lời

Viết một bình luận