Câu 1: Tại sao mùa đông, nhiều gia đình đã sử dụng than củi hoặc than tổ ong để trong nhà sưởi ấm lại bị ngộ độc? Thậm chí dẫn đến tử vong?
Câu 2: HS quan sát trên thực tế, trải nghiệm ngoài nhà trường: Về nhà hãy quan sát các hoạt động xung quanh và trả lời câu hỏi
Khi nhà em thịt gà,(vịt) , khi quan sát bố (mẹ) em cắt tiết gà ra đĩa (bát), hãy cho biết màu sắc của tiết gà trong đĩa ở mặt trên và mặt dưới có gì khác nhau? Giải thích?
Câu 3: Vacxin là gì? Vì sao con người được miễn dịch sau khi tiêm phòng vacxin? Có bạn cho rằng: Tiêm chủng vacxin là để chữa bệnh.
Câu 4: Miễn dịch nhân tạo là gì? Có mấy loại miễn dịch nhân tạo, đặc điểm từng loại? Tại sao con người không tạo miễn dịch được với vi rút HIV? Em hãy nêu biện pháp phòng tránh lây nhiễm virut HIV?
Câu 5: Tình huống thực tế: Thực hiện hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường.
Tình huống 1: Cắt tiết vịt vào 2 chén để làm tiết canh.
– Chén 1: Dùng đũa khuấy đều và lấy ra những tơ máu bám vào đĩa.
– Chén 2: Để yên (không dùng đũa khuấy).
1. Chén nào làm tiết canh được? Vì sao?
2. Chén nào không làm tiết canh được? Vì sao?
Tình huống 2: Tại sao khi đánh tiết canh người ta lại khuấy và cho thêm muối hoặc nước mắm?
Câu 1:
Than khi đốt sẽ sinh ra một loại khí là khí CO. Khí này liên kết với Hemoglobin thành một dạng bền, không tách ra được. Khi đó, hemoglobin không thể liên kết với O2 hay CO2 để thực hiện việc trao đổi khí, cung cấp oxi cho cơ thể và lấy CO2 để thải ra ngoài, vì vậy khiến cho người ta bị ngộ độc, nặng có thể tử vong vì thiếu Oxi.
Câu 2:
Trong tiết thành phần có chứa hemoglobin (Hb), với một nhân Fe2+ ở giữa, có máu đỏ tươi. Khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, do quá trình oxy hóa oxy-hồng cầu (HbO2) thành methemoglobin (met-Hb) (Fe 3)+ và hemichrome (HC) có màu nâu sẫm. Do vậy, mặt trên tiếp xúc với môi trường ngoài sẽ có màu đỏ thẫm hơn, còn mặt dưới không tiếp xúc với môi trường nên có màu đỏ tươi.
Câu 3:
Vacxin là virut hay vi khuẩn gây bệnh đã bị làm bất hoạt hoặc mất chức năng, không thể gây bệnh. Khi tiêm vào cơ thể, sẽ kích thích cơ thể tạo ra kháng thể. Sau này, khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh này, thì đã có sẵn kháng thể chống lại nên không bị mắc bệnh nữa.
→ Vacxin có tác dụng để phòng bệnh, không phải chữa bệnh
Câu 4:
Miễn dịch nhân tạo là loại miễn dịch chủ động, chỉ có được khi ta đã tiêm phòng vacxin của một bệnh nào đó (bệnh lao, bệnh sởi, bại liệt)
Có 2 loại miễn dịch nhân tạo:
– Miễn dịch thụ động: các kháng thể được cung cấp mà không phải của cơ thể
– Miễn dịch chủ động: đưa kháng nguyên vào cơ thể để cơ thể tự sản xuất ra kháng thể.
Quá trình sản xuất vacxin là một quá trình phức tạp với nhiều công đoạn. Đến nay chưa tạo được miễn dịch với HIV vì chưa nghiên cứu ra các biện pháp có hiệu quả để tạo ra kháng thể, virus HIV lại đánh vào chính hệ thống miễn dịch của người (tế bào lympho T)
Biện pháp phòng lây nhiễm HIV: quan hệ tình dục an toàn, không dùng chung bơm tiêm,…
Câu 5:
1. Chén 1 dùng làm tiết canh được vì chén này đã được lấy đi các tơ máu nên không bị đông lại, chén thứ 2 không dùng làm tiết canh được vì khi để nguyên máu sẽ đông.
2. Cho thêm muối và mắm để ngăn cản tiết đông từ giai đoạn đầu khi hãm tiết canh.
Câu 2: tiết gà mặt trên có màu đỏ thẫm do tiếp xúc với khí co2, tiết mặt dưới có màu đỏ tươi
Câu 3: vacxin là dịch thể chứa độc tố của vi khuẩn gây bệnh nào đó đã được làm yếu, dùng để tiêm vào người để tạo khả năng miễn dịch với 1 bệnh nào đó. Còn người miễn dịch sau khi tiêm vacxin vì độc tố vi khuẩn là kháng nguyên nhưng do làm yếu nên ko đủ khát năng gây hại nhưng nó kích thích cơ thể sản sinh kháng thể. Kháng thể tạo ra tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch với bệnh đó. Tiêm xin để phòng bệnh, tạo miễn dịch khi cơ thể chưa mắc bệnh chứ ko phải chữa bệnh