Câu 1. Tại sao Nguyễn Chích đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hoá vào nghệ An? A. Nghệ An là quê hương của ông, xa trung tâm đóng quân của địch B. Nghệ A

By Cora

Câu 1. Tại sao Nguyễn Chích đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hoá vào nghệ An?
A. Nghệ An là quê hương của ông, xa trung tâm đóng quân của địch
B. Nghệ An là nơi đất rộng, người đông và vùng đất hiểm yếu
C. Nghệ An là nơi ít người không bị kẻ địch trà trộn, thám thính
D. Nghệ An là nơi giao tiếp của các dân tộc Việt, Mường, Thái.
Câu 2. Bộ luật Hồng Đức tiến bộ hơn Bộ luật Hình Thư ở điểm nào?
A. Bảo vệ quyền lợi nhân dân lao động.
B. Bảo vệ quyền lợi Vua, hoàng tộc, quan lại.
C. Bảo vệ quyền lợi thương nhân, thợ thủ công giàu có.
D. Bảo vệ quyền lợi người phụ nữ.
Câu 3. So sánh đường lối ngoại giao giữa vua Nguyễn và vua Quang Trung đối với nhà Thanh.
A. Vua Nguyễn thần phục, vua Quang Trung thực hiện mềm dẻo nhưng kiên quyết.
B. Vua Nguyễn khước từ tiếp xúc, vua Quang Trung thần phục nhà Thanh.
C. Vua Nguyễn thần phục, vua Quang Trung khước từ mọi tiếp xúc.
D. Vua Nguyễn khước từ tiếp xúc, vua Quang Trung thực hiện mềm dẻo nhưng kiên quyết.
Câu 4. Điểm giống nhau trong cách đánh giặc của nghĩa quân Lam Sơn ở hai trận Tốt Động – Chúc Động và
Chi Lăng – Xương Giang là
A. đều dùng thuỷ chiến, tấn công trên biển.
B. đều vừa đánh, vừa đàm.
C. đều đánh nghi binh, khiến giặc chủ quan.
D. đều là trận phục binh, tiêu hao sinh lực địch.
Câu 5. Đến đầu thế kỷ XVIII, tình hình sản xuất nông nghiệp ở Đàng Ngoài như thế nào?
A. Đang trên đà phát triển mạnh mẽ. B. Tương đối ổn định và phát triển.
C. Bị khủng hoảng và bế tắc.
D. Có những bước tiến vượt bậc so với các thế kỷ trước.
Câu 6. Điểm giống nhau giữa quân đội thời Lê Sơ so với thời Trần là
A. thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”
B. chủ trương “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”
C. xây dựng nhiều binh chủng
D, được tuyển chọn từ những trai làng khoẻ mạnh khắp cả nước.
Câu 7. Em có nhận xét gì về chính sách đối ngoại của vua Quang Trung?
A. Bảo thủ, cứng nhắc.
B. Mềm dẻo, linh hoạt.
C. Còn nhiều hạn chế.
D. Có nhiều điểm tiến bộ.
Câu 8. Pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò vì
A. đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh.
B. trâu, bò là động vật quý hiếm.
C. trâu, bò là động vật linh thiêng.
D. để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.




Viết một bình luận