Câu 1: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khẽ là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương ? Câu 2: Em có nhận xét gì về phong trào ch

Câu 1: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khẽ là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương ?
Câu 2: Em có nhận xét gì về phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX ?
Câu 3: Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời ? Câu 1: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khẽ là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương ?
Câu 2: Em có nhận xét gì về phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX ?
Câu 3: Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời ?

0 bình luận về “Câu 1: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khẽ là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương ? Câu 2: Em có nhận xét gì về phong trào ch”

  1. Câu 1:

    Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, vì:

     Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

     Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

     Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương, 10 năm từ năm 1885 đến năm 1896.

    – Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

    Câu 2:

    – Mục đích: chống Pháp, chống triều đình phong kiến.

    – Lãnh đạo: đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.

    – Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).

    – Quy mô: diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc

    – Hình thức: đấu tranh vũ trang, ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị,…

    – Tính chất: do hệ tư tưởng phong kiến chi phối, mang tính “Cần Vương”

    – Kết quả: Đều thất bại

    – Ý nghĩa: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm qúy báu.

    Câu 3: Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời :
    Mục tiêu chiến đấu không phải là để khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời (khởi nghĩa Yên Thế không thuộc phong trào Cần vương).
    – Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa không phải là các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám) : căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo : trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.
    – Lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.
    – Về địa bàn : khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng trung du Bắc Kì.
    – về cách đánh : nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động…
    – Về thời gian : cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.
    – Khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

    Bình luận
  2. Câu 1: 

    – Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng.

    – Lãnh đạo cuộc khưởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh.

    – Thời gian tồn tại 10 năm.

    – Tính chất ác liệt (chiến đấu cam go) chống Pháp và triều đình bù nhìn.

    – Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất.

    – Tự chế tạo được vũ khố (súng trường).

    Câu 2: 

    – Lãnh đạo khởi nghĩa đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.

    – Lực lượng tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân , nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).

    – Các cuộc khởi nghĩa bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến, không phát triển thành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn quốc.

    – Mặc dù chiến đấu dũng cảm nhưng cuối cùng phong trào vẫn thất bại, chứng tỏ sự non kém của những người lãnh đạo, đòng thời phản ánh sự bất cập của ngọn cờ phong kiến trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.

    – Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quí báu.

    Câu 3: 

    Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời :
    Mục tiêu chiến đấu không phải là để khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời (khởi nghĩa Yên Thế không thuộc phong trào Cần vương).
    – Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa không phải là các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám) : căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo : trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.
    – Lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.
    – Về địa bàn : khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng trung du Bắc Kì.
    – về cách đánh : nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động…
    – Về thời gian : cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.
    – Khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

    Chúc bn học tốt!

    Bình luận

Viết một bình luận