Câu 1: Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình? A. Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi. B. Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu t

By Liliana

Câu 1: Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?
A. Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi.
B. Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, thị trường béo bở.
C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn.
D. Ở Việt Nam chế độ phong kiến thống trị đã suy yếu.
Câu 2: Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?
A. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét.
B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hộ.
C. Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng và suy yếu.
D. Triều đình nhà Nguyễn không biết củng cố khối đoàn kết giữa các quần thần.
Câu 3: Ai đã chỉ huy quân dân ta anh dũng chống trả cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng?
A. Hoàng Diệu
B. Nguyễn Tri Phương
C. Nguyễn Trung Trực
D. Trương Định
Câu 4: Trận Đà Nẵng có kết quả như thế nào?
A. Thực dân Pháp chiếm được Đà Nẵng.
B. Thực dân Pháp phải rút quân về nước.
C. Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, phải chuyển hướng tấn công vào Gia Định.
D. Triều đình và Pháp giảng hòa.
Câu 5: Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở đâu?
A. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì và đảo Côn Lôn.
B. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
C. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Phú Quốc.
D. Ba tỉnh miền Tây nam Kì và đảo Côn Đảo.
Câu 6: Ai đã được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái?
A. Nguyễn Tri Phương
B. Trương Quyền
C. Nguyễn Trung Trực
D. Trương Định
Câu 7: Sau Hiếp ước Nhâm Tuất, triều đình đã có hành động gì?
A.Tập trung lực lượng, đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung và bắc Kì.
B. lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến.
C. Kiên quyết đòi Pháp trả lại các tỉnh đã chiếm.
D. Hòa hoãn với Pháp để chống lại nhân dân.
Câu 8: Câu nói “ Bao giờ người Tây nhổ hết có nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai?
A. Trương Định
B. Nguyễn Trung Trực
C. Trương Quyền
D. Nguyễn Tri Phương
Câu 9: Vì sao thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì?
A. Lực lượng của ta bố phòng mỏng
B. Ta không chuẩn bị vè ta nghĩa địch không đánh.
C. Lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa bị bắt và bị giết
D. Thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế.
Câu 10: Ai là tổng đốc thành Hà Nội vào năm 1873?
A. Hoàng Diệu
B. Nguyễn Tri Phương
C. Tôn Thất Thuyết
D. Phan Thanh Giản.
Câu 11:Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất có ý nghĩa gì?
A. Quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc.
B. Quân Pháp hoang mang, triều đình lo sợ
C. Quân Pháp rút lui khỏi Bắc Kì.
D. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết tại trận.
Câu 12: Ngày 13/7/1885 ai là người nhân danh Vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương
A. Hoàng Diệu
B. Nguyễn Tri Phương
C. Tôn Thất Thuyết
D. Phan Thanh Giản.
Câu 13: Hiệp ước Quý Mùi ( Hiếp ước Hác-măng) quy định triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất nào?
A. Bắc Kì
B. Trung Kì
C. Ba tỉnh Thanh-Nghệ -Tĩnh
D. Nam Kì
Câu 14: Phái kháng Pháp trong triều đình Huế do ai cầm đầu?
A. Nguyễn Thiện Thuật
B. Tạ Hiện
C. Tôn Thất Thuyết
D. Nguyễn Quang Bích
Câu 15: Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
C. Hiệp ước Hác-măng ( 1883)
D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)
II. Tự luận
Câu 1: Em có nhận xét gì về việc triều đình Huế kí các Hiệp ước với Pháp? Tinh thần chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858-1884?
Câu 2: Trình bày diễn biến phong trào Cần Vương
Câu 3: Trình bày ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần Vương?
Giúp mk vs

0 bình luận về “Câu 1: Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình? A. Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi. B. Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu t”

  1. Trắc nghiệm

    1 B

    2 C

    3 B

    4 C

    5 B

    6 D

    7 A

    8 B

    9 D

    10 B

    11 A

    12 C

    13 B

    14 C

    15 D

    Tự luận:

    1/

    – Ban đầu:

    + Nhà Nguyễn có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm: cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì,…

    + Tuy nhiên, nhà Nguyễn lại bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh thắng giặc do thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).

    – Về sau: trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống giặc, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Triều Nguyễn đã vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc thông qua việc kí hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng với Pháp.

    2/Diễn biến:

    Phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX trải qua 2 giai đoạn chính:

    * 1885-1888:

    – Lãnh đạo: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, các văn thân sĩ phu yêu nước

    – Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

    – Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở Bắc và Trung Kỳ

    – Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng….

    – Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía Tây 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.

    – Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và lưu đày sang Angiêri.

    * 1888-1896:

    – Lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước.

    – Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

    – Địa bàn hoạt động: Phạm vi thu hẹp dần, quy tụ thành các trung tõm khởi nghĩa lớn ở trung du và miền núi như Hưng Yên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh.

    – Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê… Năm 1896, Phỏp dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê, đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương.

    3/Ý nghĩa:

    -Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cùng tham gia chống Pháp, khôi phục nền độc lập, khôi phục chế độ phong kiến có vua là người tài giỏi.

    -Khẩu hiệu này đã nhanh chóng thổi lên ngọn lửa tình yêu quê hương và lòng căm thù quân xâm lược của toàn thể nhân dân

    = > Một phong trào vũ trang chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi và kéo dài hơn 12 năm.

    Trả lời
  2. 1 – B. Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, thị trường béo bở.

    2 – C. Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng và suy yếu.

    3 – B. Nguyễn Tri Phương

    4 – C. Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, phải chuyển hướng tấn công vào Gia Định.

    5 – B. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.

    6 – D. Trương Định

    7 – A.Tập trung lực lượng, đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung và bắc Kì.

    8 – B. Nguyễn Trung Trực

    9 – D. Thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế.

    10 – B. Nguyễn Tri Phương

    11 – A. Quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc.

    12 – C. Tôn Thất Thuyết

    13 – B. Trung Kì

    14 – C. Tôn Thất Thuyết

    15 – D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)

    Câu 1:

    *Nhận xét:

     – Là một tính toán thiển cận, xuất phát từ ý thức bảo vệ giai cấp dòng họ

     – Hiệp ước bán nước

     – Vi phạm chủ quyền quốc gia ( cắt đất cho giặc )

     –   bước trược dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước cuộc xăm lăng của phương Tây.

    ____________________

    Ngay sau khi Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, nhân dân ta anh dũng chống trả quyết liệt, phong trào ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu. Lúc đầu chỉ ở Đà Nẵng, sau đến Gia Định và các tỉnh Nam Kỳ, rồi đến Hà Nội và lan ra các tỉnh Bắc Kỳ.

    Câu 2:

    *Phong trào Cần Vương bùng nổ:

    – 13/7/1885: Tôn Thất Thuyết đã nhân danh vua Hàm nghi ra “chiếu Cần Vương” kêu gọi nhân dân vì vua cứu nước

    *Giai đoạn:

    – Hai giai đoạn:

    + Giai đoạn 1: Rầm rộ với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ. (Bùng nổ khắp cả nước) => Phong trào phát triển theo chiều rộng

    + Giai đoạn 2: Quy tụ thành những trung tâm với những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu => Phong trào phát triển theo chiều sâu

    Câu 3:

    – Thể hiên tinh thần  dũng, bất khuất của dân tộc.

    – Để lại nhiều bài học quý báu.

    Trả lời

Viết một bình luận