câu 1: tại sao Thực dân Pháp xâm lược nước ta? bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào?
câu 2: em có nhận xét gì về thái độ chống quân Pháp xâm lược của triều đình Huế?
câu 3: nêu nội dung cơ bản của hiệp ước 5-6-1862
câu 1: tại sao Thực dân Pháp xâm lược nước ta? bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào?
câu 2: em có nhận xét gì về thái độ chống quân Pháp xâm lược của triều đình Huế?
câu 3: nêu nội dung cơ bản của hiệp ước 5-6-1862
câu 1: tại sao Thực dân Pháp xâm lược nước ta?nào?
* Nguyên nhân sâu xa:
– Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
– Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.
– Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.
* Nguyên nhân trực tiếp:
– Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
=> Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào?
– Triều đình cử Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam. Ông huy động nhân dân đắp lũy ngăn không cho quân Pháp tiến sâu vào nội địa.
– Nhân dân ta thực hiện “vườn không nhà trống”, gây cho Pháp nhiều khó khăn.
– Sau 5 tháng Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” thất bại, tháng 2-1859, Pháp kéo quân vào Gia Định.
câu 2: em có nhận xét gì về thái độ chống quân Pháp xâm lược của triều đình Huế?
– Triều đình Huế nhu nhược, thụ động, không kiên quyết phối hợp với nhân dân chống thực dân Pháp ngay từ đầu. Vì vậy đã bỏ lỡ cơ hội đánh đuổi giặc Pháp.
+ Ngày 17-2-1859, quân Pháp tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã mặc dù có nhiều binh khí, lương thực.
+ Tháng 7-1860, phần lớn quân Pháp bị điều động sang Trung Quốc, lực lượng còn lại rất mỏng. Nhưng quân triều đình lại cố thủ ở trong Đại đồn Chí Hòa.
câu 3: nêu nội dung cơ bản của hiệp ước 5-6-1862
– Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.
– Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.
– Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
– Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.
– Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp.