Câu 1. Tại sao thực dân Pháp xâm lược Việt nam? Chúng thực hiện âm mưu này như thế nào? Câu 2. Tại sao thực dân Pháp kéo quân vào Gia Định? Chiến sự ở

Câu 1. Tại sao thực dân Pháp xâm lược Việt nam? Chúng thực hiện âm mưu này như thế nào?
Câu 2. Tại sao thực dân Pháp kéo quân vào Gia Định? Chiến sự ở gia Định năm 1859 diễn ra như thế nào? Tại sao triều đình Huế không đánh bại được thực dân Pháp khi chúng gặp khó khăn ở Gia Định năm 1860?
Câu 3. Nêu nội dung cơ bản các Hiệp ước 1862, 1874, 1883? Tại sao nhà Nguyễn kí với Pháp các bản Hiệp ước này? Hiệp ước này vi phạm điều gì?
Câu 4. Sau Hiệp ước 1862, thái độ và hành động của triều đình Huế như thế nào? Hậu quả đối với đất nước?
Câu 5. So sánh thái độ và hành động của triều đình Huế và của nhân dân khi thực dân Pháp xâm lược nước ta?
Câu 6. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì?
Câu 7. Thực dân Pháp thực hiện âm mưu đánh chiếm Bắc Kì như thế nào? Diễn biến cuộc xâm lược?

0 bình luận về “Câu 1. Tại sao thực dân Pháp xâm lược Việt nam? Chúng thực hiện âm mưu này như thế nào? Câu 2. Tại sao thực dân Pháp kéo quân vào Gia Định? Chiến sự ở”

  1. Câu 1:

    – Nguyên nhân sâu xa:

    + Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

    + Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến đang trong tình trạng suy yếu.

    – Nguyên nhân trực tiếp:

    + Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

    + Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

     Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp:

    – Âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh”:

    + Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Với âm mưu chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

    + Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

    – Âm mưu “chinh phục từng gói nhỏ”:

    + Thất bại với âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” ở Đà Nẵng, Pháp chuyển hướng vào Gia Định.

    + Ngày 24-2-1861, Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa, thừa thắng quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.

    + Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.

     Thái độ và hành động của nhân dân:

    + Thái độ của nhân dân: bất hợp tác với giặc.

    + Hành động của nhân dân: một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều nhân dân kháng chiến được thành lập. Một bộ phận dùng thơ văn đê lên án thực dân Pháp.

    – Thái độ và hành động của triều đình Huế

    (mình chỉ làm được nhiêu đây thôi,chúc bn học tốt)

    Bình luận
  2. Câu 1:

    – Nguyên nhân sâu xa:

    + Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

    + Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến đang trong tình trạng suy yếu.

    – Nguyên nhân trực tiếp:

    + Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

    + Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

     Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp:

    – Âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh”:

    + Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Với âm mưu chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

    + Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

    – Âm mưu “chinh phục từng gói nhỏ”:

    + Thất bại với âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” ở Đà Nẵng, Pháp chuyển hướng vào Gia Định.

    + Ngày 24-2-1861, Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa, thừa thắng quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.

    + Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.

    Câu 2:

    – Pháp chọn tấn công Gia Định vì:

    + Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.

    + Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.

    + Chiếm được Gia Định coi như chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế gây khó khăn cho triều đình.

    + Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Cam-pu-chia (Cao Miên) làm chủ lưu vực sông Mê Kông.

    +Đánh chiếm được Gia Định thì thực dân Pháp sẽ khống chế được vựa lúa lớn nhất cả nước, ngăn được nguồn lực thực cung cấp cho triều đình

    * Diễn biến tại chiến trường Gia Định.

    – Tháng 2- 1859 Pháp kéo vào Gia Định; Ngày 17- 2- 1859 Pháp tấn công thành Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.

    – Trong đó nhân dân địa phương tự động chống giặc khiến chúng khốn đốn.

    – Tháng 8 – 1860, do phải tham gia chiến trường Trung Quốc vá châu Âu, quân Pháp để lại 1.000 quân ở Gia Định, nhưng quân triều đình vẫn “thủ hiểm”ở Đại đồn Chí Hòa

    – Đêm 23 rạng 24 –2- 1861 Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hòa, Đại đồn Chí Hòa thất thủ sau đó Pháp chiếm Định Tường – Biên hòa – Vĩnh Long.

    => Ngày 5 – 6 – 1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 5- 6- 1862.

    – Triều đình Huế không đánh bại được thực dân Pháp khi chúng gặp khó khăn ở Gia Định năm 1860 vì không kiên quyết chống giặc ngay từ đầu, vì vậy đã không tận dụng được thời cơ khi lực lượng dịch yếu hơn để phản công mà lại chủ trương cố thủ, bỏ lỡ cơ hội giữ độc lập.

    Câu 3: Nội dung cơ bản các Hiệp ước 1862, 1874, 1883:

    • Hiệp ước 1862:

    + Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

    + Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

    + Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

    + Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.

    + Pháp sẽ “ trả lại ” thành Vĩnh Long cho triều đình Huế chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.

    • Hiệp ước 1874:

    + Triều đình Huế thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp

    + Công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình của Pháp

    + Nền ngoại giao VN lệ thuộc vào đường lối đối ngoại của Pháp

    -> Hoàn toàn biến nước ta thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa, làm mất thêm một phần chủ quyền quan trọng về chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại Việt Nam.

    * Hiệp ước 1883:

    – Về chính trị: Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.

    + Nam Kì là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng ra đến hết tỉnh Bình Thuận. Bắc Kì (gồm cả Thanh-Nghệ-Tĩnh) là đất bảo hộ. Trung Kì (phần đất còn lại) do triều đình quản lí.

    + Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì.

    + Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài (kể cả Trung Quốc) đều do Pháp nắm giữ.

    – Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô (Huế), Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.

    – Về kinh tế: Pháp kiểm nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.

    => Với bản hiệp ước này, Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.

    Câu 4:

    – Thái độ của triều đình Huế: triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc.

    Câu 5:

    – Thái độ và hành động của nhân dân:

    + Thái độ của nhân dân: bất hợp tác với giặc.

    + Hành động của nhân dân: một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều nhân dân kháng chiến được thành lập. Một bộ phận dùng thơ văn đê lên án thực dân Pháp.

    – Thái độ và hành động của triều đình Huế

    + Thái độ của triều đình Huế: ngăn cản phong trào chống Pháp của nhân dân ta ra lệnh bãi binh.

    + Hành động của triều đình: cầu hòa pháp.

    Câu 6: Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì

    – Thực dân Pháp sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam Kì đã bắt tay ngay vào thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột kinh tế, biến nơi đây thành bàn đạp để đánh chiếm Cam-pu-chia rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

    + Xây dựng bộ máy có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.

    + Đẩy mạnh chính sách bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

    + Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai.

    + Xuất bản báo chí để tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược nước ta.

    – Triều dình Huế thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời:

    + Ra sức vơ vét tiền của trong nhân dân để phục vụ cho cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí cho Pháp.

    + Các ngành kinh tế công, nông, thương nghiệp sa sút. Tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu.

    + Đời sống nhân dân cơ cực, hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra bị đàn áp dữ dội.

    + Muốn tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẽ quyền thống trị.

    Câu 7:

    * Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc Kì:

    – Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, chúng cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.

    – Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc.

    * Diễn biến:

    – Ngày 20 – 11 – 1873, quân Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội. Từ đó, chúng nhanh chóng đánh chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.

    Tham khảo nha bạn!!! Câu 3 hai ý còn lại mình không nhớ, thông cảm nha. Chúc bạn thành công!

    Bình luận

Viết một bình luận