Câu 1: Tại sao trời mưa lâu ngày giun hay bò khỏi mặt đất? Câu 2:Tại sao người và động vật có vú có nhiều tập tính học được? Câu 3:Khi trời rét ta thư

By Samantha

Câu 1: Tại sao trời mưa lâu ngày giun hay bò khỏi mặt đất?
Câu 2:Tại sao người và động vật có vú có nhiều tập tính học được?
Câu 3:Khi trời rét ta thường hay lấy áo ấm để mặc.Hãy cho biết đấy là phản xạ gì những bộ phận nào tham gia và phản xạ trên
Câu 4: Phân biệt hệ tuần hoàn đơn, hệ tuần hoàn kép,hệ tuần hoàn hở,hệ tuần hoàn kín
Câu 5: Tại sao chim là động vật trên cạn trao đổi khí hiệu quả nhất
-Tại sao cá xương là động vật dưới nước trao đổi khí hiệu quả nhất
Câu6: Tại sao xung thần kinh trong cung phản xạ chỉ truyền theo một chiều
Giúp mik ạ đáp án đầy đủ 4/6 cx đc❤️????

0 bình luận về “Câu 1: Tại sao trời mưa lâu ngày giun hay bò khỏi mặt đất? Câu 2:Tại sao người và động vật có vú có nhiều tập tính học được? Câu 3:Khi trời rét ta thư”

  1. Giải thích các bước giải:

    Câu 4:

    Hệ tuần hoàn đơn và kép: ảnh

    Hệ tuần hoàn kín và hở:

    Hệ tuần hoàn hở: 

    – Gặp ở một số động vật không xương sống và tất cả động vật có xương sống

    – Máu vào động mạch, tràn vào khoang cơ thể rồi theo tĩnh mạch về tim. Không có mao mạch.

    – Lượng máu nhiều mà thực chất dịch cơ thể (khoảng 50% khối lượng cơ thể)

    – Máu trao đổi chất với tế bào thông qua dịch mô

    – Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh.

    – Sắc tố hô hấp như hemoglobin,…

    – Hiệu quả cao

    Hệ tuần hoàn kín

    – Gặp ở một số động vật không xương sống có kích thước nhỏ.

    – Máu được lưu thông liên tục trong mạch kín, có mao mạch.

    – Lượng máu ít (khoảng 3 – 10 % khối lượng cơ thể).-Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào.

    – Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

    – Sắc tố hô hấp như hemoxianin

    – Hiệu quả thấp

     

     

    cau-1-tai-sao-troi-mua-lau-ngay-giun-hay-bo-khoi-mat-dat-cau-2-tai-sao-nguoi-va-dong-vat-co-vu-c

    Trả lời
  2. Câu 1: Tại sao trời mưa lâu ngày giun hay bò khỏi mặt đất?

    Vì : giun đất cũng như những loài sinh vật khác, hô hấp bằng không khí. Dù nó sống ở dưới đất nhưng cũng có một lượng không khí để hít thở. Khi trời mưa, đất thấm nước mưa khiến cho lượng không khí giảm khiến giun đất không thể thở được nên mới chui lên mặt đất

    Câu 2: Tại sao người và động vật có vú có nhiều tập tính học được?

    Ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được vì hệ thần kinh phát triển rất thuận lợi cho học tập và rút kinh nghiệm. Tập tính ngày càng hoàn thiện do phần học tập được bổ sung ngày càng nhiều và chiếm ưu thế so với phần bẩm sinh. Ngoài ra, thường có tuổi thọ dài, đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng và phát triển kéo dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ có điều kiện, hoàn thiện các tập tính phức tạp thích ứng với điều kiện sống luôn biến động.

    Câu 3: Khi trời rét ta thường hay lấy áo ấm để mặc.Hãy cho biết đấy là phản xạ gì những bộ phận nào tham gia và phản xạ trên

    Phản xạ này là phản xạ tự vệ (khi trời rét mặc thêm áo để giữ nhiệt đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thường) thuộc loại phản xạ học được, tiếp thu trong đời sống cá thể.

    Bộ phận tiếp nhận kích thích là mắt, bộ phận xứ lí thông tin và quyết định hành động là não, bộ phận thực hiện là cơ chân, tay

    Câu 5: Tại sao chim là động vật trên cạn trao đổi khí hiệu quả nhất -Tại sao cá xương là động vật dưới nước trao đổi khí hiệu quả nhất

    Chim có hệ hô hấp kép, cả khi hít vào, thở ra đều có không khí giàu oxi đi qua phổi để thực hiện trao đổi khí , khi hô hấp phổi chim không thay đổi thể tích.

     Cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước khi đi qua mang.

    Câu 6: Tại sao xung thần kinh trong cung phản xạ chỉ truyền theo một chiều

    Trong một cung phản xạ xung thần kinh chỉ được dẫn truyền đi theo một chiều vì: các nơron trong cung phản xạ liên hệ với nhau qua xináp, mà xináp chỉ cho xung thần kinh đi theo một chiều. 

    Trả lời

Viết một bình luận