Câu 1: Tại sao trong các nhà máy người ta cấm không được chất giẻ lau máy có
dính dầu mỡ thành đống?
Câu 2: Tại sao quả bóng bay thổi bằng hơi của ta không bay được còn nếu được
bơm khí hiđro vào thì bay lên được?
Câu 3: Khí CO 2 dùng để dập tắt đám cháy nhưng không dùng để dập tắt đám cháy
của chất nào?
Câu4: Vì sao ban đêm nằm ngủ dưới các tán cây lại thấy mệt mỏi? Ban đêm không
nên để hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ? Vì sao?
Câu 5: Các vật dụng bằng kim loại hay bị hư hỏng vì bị oxi hóa trong không khí,
đặc biệt là trong không khí ẩm. Em có biết người ta phải làm gì để hạn chế sự oxi
hóa không có lợi này?
Câu 6: Vì sao vàng, bạc, bạch kim là các kim loại quý?
Câu 7: Em có biết vì sao viên than tổ ong người ta phải đục nhiều lỗ?
Câu 8: Trong đời sống hàng ngày những quá trình nào sinh ra khí CO 2 và quá trình
nào làm giảm khí CO 2 và sinh ra khí O 2 ?
Câu 9: Nồng độ khí CO 2 trong không khí cao sẽ làm tăng nhiệt độ của Trái Đất (
gọi là hiệu ứng nhà kính). Theo em biện pháp nào làm giảm lượng khí CO 2 ?
Câu 10: Cháy ( hỏa hoạn) thường gây tác hại nghiêm trọng về vật chất cả sinh
mạng con người. vậy theo em phải có biện pháp nào để phòng cháy trong gia đình?
Câu 11: Để dập tắt các đám cháy người ta dùng nước, điều này có đúng trong mọi
trường hợp chữa cháy không?
Câu 12: Bình đựng gaz dùng để đun nấu trong gia đình có chứa 14,5 kg butan
(C 4 H 10 ) ở trạng thái lỏng, do được nén dưới áp suất cao.
a).Tính thể tích không khí cần dùng ở đktc để đốt cháy hết lượng nhiên liệu có
trong bình( biết oxi chiếm khoảng 20% thể tích không khí, phản ứng cháy của
butan sinh ra CO 2 và H 2 O).
b).Tính thể tích CO 2 sinh ra ở đktc là bao nhiêu? Để không khí trong phòng được
thoáng ta phải là gì?
Câu 13: Vẽ sơ đồ tư duy về tính chất vật lí, tính chất hóa học? ứng dụng và điều
chế khí oxi (cách thu).
Đáp án:
1/
vì chất nhiều lên sẽ tự cháy
2/
vì khí CO2 nặng hơn kk
3/
cháy magie và nhôm
4/
vì ban đêm cây cối thu khí oxi và thả ra khí CO2
5/
6/
vì chúng dẫn nhiệt điện tốt không han gỉ ở không khí ẩm và là kim loại quý
7/
trồng nhiều cây xanh giảm thiểu khí CO2 từ ôtô và xe máy phủ xanh đất trống đồi trọc bằng nhiều cây cối
9/
trồng nhiều cây xanh ở những khu đất trống đồi trọc giảm thiểu lượng khí độc thải ra môi trường
10/
để những vật dụng dễ cháy ở một chỗ thông thoáng và cần 1 bình chữa cháy ở trong nhà
12/
Giải thích các bước giải:
1/
:Vì những giẻ dính dầu mỡ đó khi để ngoài không khí sẽ xảy ra sự oxi hoá chậm các chất, kèm theo sự sinh nhiệt. Nhiệt sinh ra tích tụ lại đến một lúc nào đó nhiệt toả ra làm chất nóng đến nhiệt độ cháy thì sự oxi hoá chậm chuyển thành sự tự bốc cháy.
2/
VÌ H2 nhẹ hơn CO2
3/
Do các kim loại trên có tính khử mạnh nên vẫn cháy được trong khí quyển CO2.
4/
-vì ban đêm cây hấp thụ O2 và thải ái CO2
5/
-ngta quét 1 lớp chất chống oxi hóa lên vật như thiol hay ponyphenol
7/
Khi nhóm lò, không khí bị đốt nóng bốc lên cao. Những cái lỗ của viên than tổ ong chính là đường đi của không khí nóng bốc lên. Thế là liên tục có không khí nóng đi lên, lại không ngừng có khí lạnh từ dưới viên than bổ sung tới thì mới đủ lượng ôxy cần thiết cho việc đốt than, ngọn lửa mới có thể vươn lên, nhiệt lượng do đó mà tăng dần.
8/
a) Trong đời sống hàng ngày, những quá trình sinh ra khí CO2 là :
Người và động vật trong quá trình hô hấp lấy O2, thải ra khí CO2.
Đốt cháy nhiên liệu (xăng, dầu, ga, củi, …), nạn cháy rừng cũng sinh ra khí CO2
Những quá trình làm giảm khí CO2 và sinh ra khí O2 :
Cây cối ban ngày hấp thụ khí CO2 và sau khi đồng hoá, cây cối nhả ra khí O2.
b) Biện pháp làm giảm lượng CO2 :
Tăng cường trồng cây xanh. Nghiêm cấm việc đốt phá rừng.
Hạn chế đốt nhiên liệu, thí dụ dùng bếp đun tiết kiệm nhiên liệu, hiện nay Viện năng lượng Việt Nam đã nghiên cứu và thiết kế thành công mẫu bếp đun tiết kiệm nhiên liệu.
10/
Biện pháp để phòng cháy :
– Trong gia đình không đun nấu gần những vật dễ cháy, chú ý ngay cả khi thắp đèn, nhang trên bàn thờ bằng gỗ.
– Không được câu mắc sử dụng điện tuỳ tiện, khi ra khỏi nhà, phòng học phải tắt đèn, quạt…
– Không dùng dây đồng, giấy bạc thay cầu chì, không cắm trực tiếp dây dẫn điện vào ổ cắm, không để chất dễ cháy gần cầu chì, bảng điện.
– Không dùng đèn dầu, bật lửa gas để soi bình xăng.
11/
Muốn dập tắt các đám cháy người ta thường dùng nước nhằm ngăn cách vật cháy với khí oxi và hạ nhiệt độ vật cháy, còn đám cháy do xăng, dầu người ta thường dùng khí CO2 (bình xịt CO2) hoặc phủ cát trên ngọn lửa mà không dùng nước vì đổ nước vào xăng dầu đang cháy sẽ làm cho đám cháy lan rộng nhiều hơn do xăng dầu nhẹ hơn nước, không tan trong nước.