câu 1: tại sao từ năm 179 TCN đến thế kỷ X TCN gọi là thời kì bắc thuộc? câu 2: Nêu chính sách cai trị của triều đại phong kiến phương Bắc. câu 3: liệ

câu 1: tại sao từ năm 179 TCN đến thế kỷ X TCN gọi là thời kì bắc thuộc?
câu 2: Nêu chính sách cai trị của triều đại phong kiến phương Bắc.
câu 3: liệt kê các cuộc khởi nghĩa thời kì Bắc thuộc. Em thích nhất cuộc khởi nghĩa nào, anh hùng nào? vì sao?
câu 4: tìm hiểu phong tục tập quán của nhân dân ta.
cần gấp !! mong mọi người giúp mình

0 bình luận về “câu 1: tại sao từ năm 179 TCN đến thế kỷ X TCN gọi là thời kì bắc thuộc? câu 2: Nêu chính sách cai trị của triều đại phong kiến phương Bắc. câu 3: liệ”

  1. Câu 1 Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử này là thời Bắc thuộc vì: Từ 179 đến thế kỉ X, dân tộc ta liên tiếp chịu sự thống trị, ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.

    Câu 2

     Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt:

    – Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

    – Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

    – Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,…

    Câu 3  Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc:
    – Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).
    – Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).
    – Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).
    – Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).
    – Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).
    – Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 – 794).
    – Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).
    – Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930 – 931) của Dương Đình Nghệ.
    – Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.

    Trong đó em ấn tuợng nhất là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

    – Lãnh đạo: Hai Bà Trưng(Trưng Trắc, Trưng Nhị)

    – Thời gian: Năm 40

    – Điạ đỉểm: Hát Môn, Hà Nội

    – Kết quả: Giành thắng lợi

    – Ý nghĩa: + Nói lên tinh thần yêu nuớc, ý chí quật cuờng của cha ông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm luợc các trều đại phong kiến phuơng Bắc

                      + Thể hiện quyết tâm giành chủ quyền dân tộc

    Câu 4 

    1 số phong tục tập quán

    ăn trầu

    nhuộm đen răng

    gói bánh trưng bánh giầy

    thờ cúng các vị thần

    tổ chức các lễ hội vui chơi lễ, tết, đua thuyền.

    Bình luận
  2. Câu 1

    vì: Từ 179 đến thế kỉ X, dân tộc ta liên tiếp chịu sự thống trị, ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.

    Câu 2

    Chính sách cai trị của các triều đình phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta:

    • Về tổ chức bộ máy nhà nước: Chia nước ta thành các quận, sát nhập vào Trung Quốc, cử người Hán sang quản lý đến cấp huyện.
    • Về chính sách đồng hóa: Đưa người Hán sang, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán, mở các lớp dạy chữ hán tại các quận.
    • Về chính sách bóc lột kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột bằng các thứ thuế (nặng nhất là thuế sắt và muối), chính sách cống nạp nặng nề, cướp ruộng đất, buộc dân ta cày cấy thực hiện đồn điền, nắm độc quyền sắt và muối
    • Câu 3

      – Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).

      – Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).

      – Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).

      – Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).

      – Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).

      – Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 – 794).

      – Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).

      – Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930 – 931) của Dương Đình Nghệ.

      – Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.

      em thích cuộc khởi nghĩa – Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền vì nó thể hiện quyết tâm giành chủ quyền dân tộc và kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đã khẳng định nền độc lập hoàn toàn của dân tộc.
      em thích anh hùng trưng trắc vì mặc dù là nữ nhưng cũng không kém nam đứng lên chống giặc

    • Câu 4
    • Người Việt vẫn giữ gìn những phong tục xăm mình, nhuộm răng, ăn cau trầu, vẫn sử dụng tiếng nói tổ tiên

    Bình luận

Viết một bình luận