câu 1; thế nào là nguyên tắc bổ sung ? nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong cơ chế sao của phân tử ADN , cơ chế sao mã và cơ chế dịch mã ?
câu 2; nêu bản chất của nối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ ;gen (1 đoạn ADN )–>mARN—> protein —> tính trạng
câu 3; một gen có chều dài 5100 A và có 20 t nucleotit loại A xác định
a, số nucleotit của gen
b, số lượng nucleotit mỗi loại nói trên
Câu 1 :
+Khái niệm nguyên tắc bổ sung: Là nguyên tắc cặp đôi giữa nuclêôtít trên mạch kép phân tử ADN trong đó A của mạch này có kích thước lớn bổ sung với T của mạch kia có kích thước bé, liên kết với nhau bằng 2 liên kết Hiđrô, G của mạch này có kích thước lớn bổ sung với X của mạch kia có kích thước bé, liên kết với nhau bằng 3 liên kết Hiđrô và ngược lại.
-Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cấu trúc di truyền:
*) Trong cấu trúc ADN :
+ ADN có cấu trức 2 mạch đơn : A1 –T2 ; T1- A2 ; G1-X2 ; X1 – G2. đảm bảo cho cấu trúc không gian ADN ổn định vì thế khi biết thông tin di truyền của mạch đơn này có thể suy ra được thông tin di truyền của mạch còn lại
+ NTBS đảm bảo cho cấu trúc ADN ổn định về chiều rộng của chuỗi xoắn là 20A0 khoảng cách 1 vòng xoắn là 34A0 khoảng cách 1 cặp nuclêôtít là 3,4A0
*) Trong cấu trúc không gian của tARN : Ở những đoạn xoắn kép tạm thời( song song) theo NTBS A-U; G-X nhờ đó tạo nên tARN có 2 bộ phận đặc trưng: bộ ba đối mã và đoạn mang ARN
Câu 2 :
+ Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN.
+ Trình tự các nuclêôtit quy định trật tự sắp xếp các axit-amin trong prôtêin.
+ Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc hoạt động sinh lí của tế bào từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
Câu 3 :
a. Số Nu của gen là
N=2l/3,4=3000 Nu
b Số Nu từng loại của gen là :
A=T=20%x3000=600
G=X=30%x3000=900
Đáp án:
Câu 1:
– Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc cặp đôi giữa nuclêôtit trên mạch kép phân tử ADN trong đó A của mạch này có kích thước lớn bổ sung với T của mạch kia có kích thước bé, liên kết với nhau bằng 2 liên kết Hiđrô, G của mạch này có kích thước lớn bổ sung với X của mạch kia có kích thước bé, liên kết với nhau bằng 3 liên kết Hiđrô và ngược lại
– Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cấu trúc di truyền:
+ Trong cấu trúc ADN:
+ ADN có cấu trức 2 mạch đơn: A1 – T2; T1 – A2; G1- X2; X1 – G2
+ Đảm bảo cho cấu trúc không gian ADN ổn định vì thế khi biết thông tin di truyền của mạch đơn này có thể suy ra được thông tin di truyền của mạch còn lại
+ Nguyên tắc bổ sung đảm bảo cho cấu trúc ADN ổn định về chiều rộng của chuỗi xoắn là 20$A^{o}$ khoảng cách 1 vòng xoắn là 34$A^{o}$ khoảng cách 1 cặp nuclêôtít là 3,4$A^{o}$
* Trong cấu trúc không gian của tARN:
+ Ở những đoạn xoắn kép tạm thời( song song) theo nguyên tắc bổ sung A-U; G-X nhờ đó tạo nên tARN có 2 bộ phận đặc trưng là bộ ba đối mã và đoạn mang ARN
Câu 2 :
+ Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN
+ Trình tự các nuclêôtit quy định trật tự sắp xếp các axit-amin trong prôtêin
+ Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc hoạt động sinh lí của tế bào từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể
Câu 3 :
a.
– Số Nu của gen là:
N = 5100 × 2 : 3,4 = 3000 Nu
b.
– Số Nu từng loại của gen là:
+ A = T = 20% × 3000 = 600 Nu
+ G = X = 30% × 3000 = 900 Nu