Câu 1: Thế nào là nhân giống vật nuôi? A. Chọn lọc những vật nuôi đực và cái tốt, đạt yêu cầu để giữ lại làm giống. B. Ghép đôi giao phối giữa những c

By Serenity

Câu 1: Thế nào là nhân giống vật nuôi?
A. Chọn lọc những vật nuôi đực và cái tốt, đạt yêu cầu để giữ lại làm giống.
B. Ghép đôi giao phối giữa những con đực và cái đã được chọn lọc cho sinh sản làm tăng số lượng vật nuôi.
C. Ghép đôi giao phối giữa những con đực và cái đã được chọn lọc để sinh ra đời con phù hợp với mục đích chăn nuôi.
D. Ghép đôi giao phối giữa những cá thể đực và cái giống cho sinh sản.
Câu 2: Năng suất trứng của giống Gà Ri là:
A. 200 – 270 quả/năm/con. B. 70 – 90 quả/năm/con.
C. 100 – 190 quả/năm/con. D. 250 – 270 quả/năm/con.
Câu 3: Loại thức ăn sau nào sau đây có nguồn gốc từ động vật?
A. Bột cá. B. Khô dầu đậu tương.
C. Bột ngô. D. Premix vitamin.
Câu 4: Yếu tố nào sau đây không thuộc phần vệ sinh thân thể cho vật nuôi?
A. Tắm nắng. B. Vận động. C. Tắm chải. D. Thức ăn.
Câu 5: Có mấy cách phân loại giống vật nuôi?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non?
A. Hệ tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện.
B. Hệ miễn dịch chưa phát triển.
C. Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.
D. Chức năng sinh sản hoàn chỉnh.
Câu 7: Chuồng nuôi nên có hướng:
A. Đông Bắc. B. Đông Nam. C. Tây Nam. D. Tây Bắc.
Câu 8: Vai trò của chuồng nuôi với người chăn nuôi là:
A. thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học.
B. thu chất thải làm phân bón.
C. hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh.
D. vật nuôi khỏe mạnh, cho năng suất.
Câu 9: Trong thành phần thức ăn vật nuôi có những chất nào sinh năng lượng?
A. chất khoáng, vitamin, protein. B. lipit, chất khoáng, protein.
C. gluxit, lipit, protein. D. gluxit, chất khoáng, vitamin.
Câu 10: Có mấy yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh của vật nuôi?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 11: Phương pháp nào dưới đây không phù hợp với nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non?
A. Nuôi vật nuôi mẹ tốt.
B. Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non.
C. Giữ ấm cơ thể.
D. Kiểm tra năng suất thường xuyên.
Câu 12: Trong nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng dưới đây, trừ:
A. Vitamin. B. Protein. C. Chất khoáng. D. Lipit.
Câu 13: Chọn giống vật nuôi là:
A. chọn cá thể có ngoại hình đẹp, cân đối, không khuyết tật để giữ lại làm giống.
B. lựa chọn và giữ lại làm giống những vật nuôi đực và cái tốt, phù hợp với mục đích chăn nuôi.
C. duy trì và nâng cao những đặc điểm tốt của giống vật nuôi qua mỗi thế hệ.
D. lựa chọn những vật nuôi dực và cái làm con giống của những bố mẹ có năng suất để giữ lại làm giống.
Câu 14: Trong hỗn hợp thức ăn cho lợn gồm có các loại thức ăn sau, trừ:
A. Ngô. B. Premix khoáng. C. Cám. D. Bột tôm.
Câu 15: Biện pháp nào không đúng để phòng trị bệnh cho vật nuôi?
A. Bán hoặc giết mổ vật nuôi ốm.
B. Tiêm vacxin cho vật nuôi.
C. Cho vật nuôi ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
D. Chăm sóc chu đáo cho vật nuôi.
Câu 16: Rơm rạ là loại thức ăn cho vật nuôi nào dưới đây?
A. Lợn. B. Gà. C. Trâu. D. Vịt.
Câu 17: Vắc xin có tác dụng khi tiêm vào vật nuôi:
A. Mắc bệnh. B. Khỏe mạnh.
C. Chớm bệnh. D. Ốm yếu.
Câu 18: Vacxin là:
A. chế phẩm sinh học để phòng bệnh. B. hóa chất để phòng bệnh.
C. chế phẩm sinh học để chữa bệnh. D. kháng sinh để chữa bệnh.
Câu 19: Em hãy cho biết đâu là phương pháp lai giống
A. Lợn Móng cái * Lợn Móng cái B. Lợn Móng cái * Lợn Đại Bạch
C. Gà ri * Gà ri D. Lợn Đại Bạch * Lợn Đại Bạch
Câu 20: Phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin là:
A. Nuôi giun đất. B. Trồng ngô, sắn ( khoai mì).
C. Tận dụng các sản phẩm phụ ngô, lạc. D. Trồng thêm rau, cỏ xanh.
Câu 21: Trồng nhiều ngô, khoai, sắn… thuộc phương pháp sản xuất thức ăn gì?
A. Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Protein.
B. Phương pháp sản xuất thức ăn thô.
C. Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Gluxit.
D. Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Lipit.
Câu 22: Phương pháp cắt ngắn dùng cho loại thức ăn nào?
A. Thức ăn thô xanh. B. Thức ăn giàu tinh bột.
C. Thức ăn nhiều xơ. D. Thức ăn hạt.
Câu 23: Nhân giống thuần chủng nhằm mục đích gì?
A. Kiểm tra chất lượng của vật nuôi.
B. Tăng nhanh năng suất đàn vật nuôi.
C. Hoàn thiện đặc điểm của giống vật nuôi.
D. Phát huy tác dụng của chọn lọc giống.
Câu 24: Mục đích của thụ tinh nhân tạo là:
A. Nâng cao hiệu quả sử dụng những vật nuôi đực giống.
B. Bảo quản được tinh dịch lâu dài.
C. Sản xuất được đời con theo đúng mục đích sử dụng.
D. Vận chuyển giống đực dễ dàng.
Câu 25: Lợi ích của cấy truyền phôi và thụ tinh nhân tạo là:
A. Vận chuyển giống dễ dàng, đảm bảo an toàn dịch bệnh.
B. Nhân nhanh đàn vật nuôi tốt để cung cấp cho sản xuất.
C. Xác định giới tính phôi trước khi cấy để sinh sản theo mục đích.
D. Bảo quản được nguyên liệu di truyền trong thời gian dài.




Viết một bình luận