Câu 1: Thời nhà Hán, ngoài việc bắt dân ta công nộp những sản vật quý hiếm, chúng còn bắt dân ta cống nộp: A. Thợ dệt khéo tay để dệt vải cho chúng. B

Câu 1: Thời nhà Hán, ngoài việc bắt dân ta công nộp những sản vật quý hiếm, chúng còn bắt dân ta cống nộp:
A. Thợ dệt khéo tay để dệt vải cho chúng.
B. Thợ thủ công khéo tay đưa về Trung Quốc xây dựng cung điện, lăng tâm…
C. Cống nộp quả vải.
D. Cống nộp vàng bạc, châu báu, lâm hải sản quý hiếm.
Câu 2: Miền đất Âu Lạc trước đây bao gồm những quận
A. Giao Châu, Cửu Chân, Nhật Nam.
B. Giao Chỉ, Giao Châu, Cửu Chân.
C. Giao Chỉ, Giao Châu, Nhật Nam.
D. Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
Câu 3: Sự cướp đoạt của nhà Hán đối với dân ta được thể hiện:
A. Phải nộp đủ các loại tô thuế.
B. Bắt dân ta làm các công việc lao dịch nặng nề.
C. Bắt thợ giỏi sang Trung Quốc xây dựng nhà cửa, cung điện, lăng tẩm, đền đài.
D. Cả ba ý đều đúng.
Câu 4: Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, trực tiếp cai quản các huyện là
A. người Việt
B. người Hán.
C. cả người Việt và người Hán.
D. không còn đơn vị huyện nữa.
Câu 5: Sau khi Trưng Vương thất bại, để tăng cường bộ máy thống trị của chúng ở nước ta nhà Hán đã:
A. Biến Âu Lạc thành quận, huyện của Trung Quốc.
B. Đưa người Hán sang sống với dân ta.
C. Đưa người Hản sang thay người Việt làm Huyện lệnh.
D. Bắt dân ta cống nộp cả những thợ thủ công giỏi.
Câu 6: Hai thứ thuế bị nhà Hán đánh nặng nhất là:
A. Thuế rượu và thuế muối.
B. Thuế chợ và thuế đò.
C. Thuế muối và thuế sắt.
D. Thuế ruộng và thuế thân.
Câu 7: Ở Âu Lạc có loại vải rất nổi tiếng, gọi là
A. vải Giao Chỉ
B. vải Âu Lạc
C. vải tơ tằm
D. vải lụa
Câu 8: Sau khi chiếm được nước ta, về tổ chức nhà nước, nhà Hán đã có thay đôi:
A. Thứ sử là người Hán, trực tiếp cai quản các huyện.
B. Thái thú là người Hán, trực tiếp cai quản các huyện.
C. Huyện lệnh là người Hán, trực tiếp cai quản các huyện.
D. Cả người Việt và người Hán cùng nắm chức Huyện lệnh.
Câu 9: Kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng” của cư dân Văn Lang được nói đến trong sách
A. Đại Nam thực lục.
B. Đại Việt sử kí toàn thư.
C. Nam phương thảo mộc trạng
D. Thiên Nam ngữ lục.
Câu 10: Chính quyền đô hộ bóc lột nhân dân ta hết sức tàn bạo:
A. Bắt nhân dân ta phải nộp nhiêu thứ thuế (nhất là thuế muối, thuế sắt).
B. Bắt nhân dân ta đi lao dịch.
C. Bắt nhân dân ta phải nộp công (các sản vật quý hiểm, cả thợ khéo tay).
D. Cả ba câu trên đều đúng.
Câu 11: Sau khi đàn áp được chính quyền của Trưng Vương, chính sách cai trị của nhà Hán có thay đổi:
A. Biến Âu Lạc thành quận, huyện của Trung Quốc.
B. Buộc dân ta phải học chữ Hán, tuân theo pháp luật Hán.
C. Thay thế các Lạc tướng người Việt bằng các Huyện lệnh người Hán.
D. Câu B và C đúng.
Câu 12: Cư dân Âu Lạc thế kỉ III khi làm gốm đã có thêm kĩ thuật
A. tráng men.
B. trang trí hoa văn.
C. nung
D. tráng men và trang trí hoa văn.
Câu 13: Sau khi cuộc khối nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp, nhà Hán chiếm lại nước ta và vẫn giữ nguyên là:
A. Âu Lạc
B. Giao Chỉ
C. Châu Giao.
D. Giao Châu.
Câu 14: Và sao nhà Hán tiếp tục thi hành chính sách đưa người Hán sang nước ta:
A. để dân ta quen dần tiếng Hán.
B. để dân ta quen với các phong tục tập quán nhà Hán.
C. chúng quyết tâm đồng hóa dân tộc ta.
D. nhà Hán đã hết đất cho người Hán ở.
Câu 15: Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách Châu Giao thành:
A. Quảng Châu (thuộc Trung Quốc).
B. Giao Châu (Âu Lậc cũ).
C. Giao Chỉ (Âu Lạc).
D. Câu A và B đúng.
Câu 16: Nho giáo được lập ra bởi
A. Lão Tử
B. Trang Tử
C. Khổng Tử
D. Hàn Mặc Tử
Câu 17: Giữa thế kỉ III, ở quận Cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn của
A. Hai Bà Trưng
B. Bà Triệu
C. Mai Hắc Đế
D. Lí Bí
Câu 18: Căn cứ của khởi nghĩa Bà Triệu là ở
A. Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa).
B. Hát Môn
C. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
D. Mê Linh.
Câu 19: Để đàn áp cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, nhà Ngô đã cử Lục Dận đem
A. 5000 quân
B. 6000 quân
C. 7000 quân
D. 8000 quân
Câu 20: Lí do để giai cấp thống trị chọn Nho giáo làm quốc giáo là
A. Nho giáo được ra đời từ sớm.
B. Theo Nho giáo, mọi người phải coi vua là « Thiên tử » và có quyền quyết định tất cả.
C. Nho giáo do Khổng tử sáng lập ra.
D. Nho giáo khuyên con người làm nhiều việc thiện.
Câu 21: Ở thời kì bị đô hộ, xã hội nước ta xuất hiện thêm những nông dân không có ruộng đất, phải cày cấy thuê, lịch sử gọi đó là
A. nông dân công xã.
B. nô tì
C. nô lệ
D. nông dân lệ thuộc
Câu 22: Đạo giáo do ai sáng lập?
A. Lão Tử
B. Trang Tử
C. Khổng Tử
D. Hàn Mặc Tử
Câu 23: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ năm
A. 238
B. 248
C. 258
D. 268
Câu 24: Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên ?
A. Do người Hán sang đô hộ nhưng không quan tâm đến văn hóa.
B. Do văn hóa của Người Việt phát triển quá rực rỡ.
C. Do truyền thống yêu nước và lòng tự tôn dân tộc.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 25: Bà Triệu hi sinh trên
A. núi Tùng (Phú Điền – Hậu Lộc – Thanh Hóa).
B. Hát Môn
C. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
D. Mê Linh.

0 bình luận về “Câu 1: Thời nhà Hán, ngoài việc bắt dân ta công nộp những sản vật quý hiếm, chúng còn bắt dân ta cống nộp: A. Thợ dệt khéo tay để dệt vải cho chúng. B”

  1. Câu 1: B

    Câu 2: D

    Câu 3: D

    Câu 4: B 

    Câu 5: C

    Câu 6: C

    câu 7: A

    Câu 8: A

    Câu 9:  C

    Câu 10: D

    Câu 11: D

    Câu 12: D

    Câu 13: C

    Câu 14: C

    Câu 15: D

    Câu 16: C

    Câu 17: D

    Câu 18: A

    Câu 19: B

    Câu 20: B

    Câu 21: D 

    Câu 22: A

    Câu 23: B

    Câu 24: D

    Câu 25: A

                                                    Chúc bạn học tốt nha <3

    Bình luận

Viết một bình luận