Câu 1. Thực vật giúp điều hòa khí hậu nhờ điều nào dưới đây ?
1 điểm
A. Giảm thiểu thiên tai nhờ khả năng cản bớt ánh sáng, gió và vận tốc dòng chảy
B. Làm dịu mát môi trường xung quanh thông qua việc thải ra hơi nước
C. Cân bằng hàm lượng khí ôxi và khí cacbônic trong bầu khí quyển nhờ quá trình quang hợp
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 2. Loại lá cây nào dưới đây có thể tiết ra các chất có tác dụng diệt khuẩn ? *
1 điểm
A. Tràm
B. Mồng tơi
C. Lá ngón
D. Chuối
Câu 3. Trong cùng một khu vực, so với rừng thì nơi trống trải có gì khác biệt về mặt khí hậu ?
1 điểm
A. Tốc độ gió mạnh hơn
B. Độ ẩm thấp hơn
C. Nắng nhiều và gay gắt hơn, do đó nhiệt độ cũng cao hơn
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 4. Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí ôxi mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu ? *
1 điểm
A. Trao đổi khoáng
B. Hô hấp
C. Quang hợp
D. Thoát hơi nước
Câu 5. Mỗi năm, 1 ha rừng đã nhả vào không khí khoảng *
1 điểm
A. 110 – 130 tấn ôxi.
B. 16 – 30 tấn ôxi.
C. 46 – 60 tấn ôxi.
D. 1 – 5 tấn ôxi.
Câu 6. Thực vật góp phần làm giảm thiểu môi trường nhờ khả năng nào dưới đây ?
1 điểm
A. Hấp thụ khí cacbônic và các khí thải độc hại khác, đồng thời thải khí ôxi
B. Tiêu diệt vi khuẩn có hại nhờ việc tiết ra một số chất đặc hiệu (bạch đàn, thông,…)
C. Giữ lại bụi bẩn trong tán lá, hạn chế hàm lượng bụi trong không khí
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 7. Trong các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là *
1 điểm
A. ngừng sản xuất công nghiệp.
B. xây dựng hệ thống xử lí chất thải.
C. trồng cây gây rừng.
D. di dời các khu chế xuất lên vùng núi.
Câu 8. Khả năng làm mát không khí ở thực vật có được là nhờ quá trình nào dưới đây ? *
1 điểm
A. Quang hợp
B. Thoát hơi nước
C. Trao đổi khoáng
D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 9. Bộ phận nào của cơ thể thực vật có khả năng ngăn bụi hiệu quả nhất ? *
1 điểm
A. Thân
B. Hoa
C. Tán lá
D. Hệ rễ
Câu 10. Thực vật có thể giải phóng ra chất nào dưới đây ?
1 điểm
A. Nước
B. Khí ôxi
C. Khí cacbônic
D. Tất cả các phương án đưa ra
Đáp án:
Câu 1:Đáp án: D
giải thích: thực vật cân bằng hàm lượng khí ôxi và cacbônic trong bầu khí quyển nhờ quá trình quang hợp. Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, vận tốc dòng chảy thực vật làm dịu mát môi trường xung quanh và giảm thiểu thiên tai
Câu 2:Đáp án: A
giải thích: một số loài cây như bạch đàn, thông, tràm… có thể tiết ra các chất có tác dụng tiêu diệt 1 số vi khuẩn gây bệnh
Câu 3:Đáp án: D
giải thích: so với ngoài chỗ trống trải, thì trong rừng có ánh sáng yếu hơn, nhiệt độ mát hơn, độ ẩm cao hơn và gió yếu hơn
Câu 4;Đáp án: C
giải thích: trong quá trình quang hợp, thực vất lấy vào khí cacbonic và nhả ra khí oxi bổ sung vào khí oxi mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu
Câu 5:Đáp án: B
giải thích: mỗi năm 1 ha rừng nhả vào không khí 16 – 30 tấn oxi
Câu 6:Đáp án: D
giải thích: thực vật hấp thụ khí cacbônic và các khí thải độc hại khác, đồng thời thải khí ôxi thông qua túa trình quang hợp. Tiêu diệt vi khuẩn có hại nhờ việc tiết ra một số chất đặc hiệu (bạch đàn, thông,…). Giữ lại bụi bẩn trong tán lá, hạn chế hàm lượng bụi trong không khí. Qua đó giúp giảm thiểu ô nhiểm môi trường
Câu 7:Đáp án: C
giải thích: Trong các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là trồng cây gây rừng
Câu 8:Đáp án: B
giải thích: thực vật có tác dụng thoát hơi nước giúp làm mát không khí
Câu 9:Đáp án: C
giải thích: lá cây có thể ngăn bụi và khí độc giúp không khí trong sạch
Câu 10:Đáp án: D
giải thích: thực vật nhả oxi và hơi nước khi quang hợp và nhả ra khí cacbonic khi hô hấp
Đáp án:
Câu 1:Đáp án: D
giải thích: thực vật cân bằng hàm lượng khí ôxi và cacbônic trong bầu khí quyển nhờ quá trình quang hợp. Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, vận tốc dòng chảy thực vật làm dịu mát môi trường xung quanh và giảm thiểu thiên tai
Câu 2:Đáp án: A
giải thích: một số loài cây như bạch đàn, thông, tràm… có thể tiết ra các chất có tác dụng tiêu diệt 1 số vi khuẩn gây bệnh
Câu 3:Đáp án: D
giải thích: so với ngoài chỗ trống trải, thì trong rừng có ánh sáng yếu hơn, nhiệt độ mát hơn, độ ẩm cao hơn và gió yếu hơn
Câu 4;Đáp án: C
giải thích: trong quá trình quang hợp, thực vất lấy vào khí cacbonic và nhả ra khí oxi bổ sung vào khí oxi mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu
Câu 5:Đáp án: B
giải thích: mỗi năm 1 ha rừng nhả vào không khí 16 – 30 tấn oxi
Câu 6:Đáp án: D
giải thích: thực vật hấp thụ khí cacbônic và các khí thải độc hại khác, đồng thời thải khí ôxi thông qua túa trình quang hợp. Tiêu diệt vi khuẩn có hại nhờ việc tiết ra một số chất đặc hiệu (bạch đàn, thông,…). Giữ lại bụi bẩn trong tán lá, hạn chế hàm lượng bụi trong không khí. Qua đó giúp giảm thiểu ô nhiểm môi trường
Câu 7:Đáp án: C
giải thích: Trong các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là trồng cây gây rừng
Câu 8:Đáp án: B
giải thích: thực vật có tác dụng thoát hơi nước giúp làm mát không khí
Câu 9:Đáp án: C
giải thích: lá cây có thể ngăn bụi và khí độc giúp không khí trong sạch
Câu 10:Đáp án: D
giải thích: thực vật nhả oxi và hơi nước khi quang hợp và nhả ra khí cacbonic khi hô hấp