Câu 1: Tình hình Kinh Tế Đàng Trong và Đàng Ngoài khác nhau như thế nào? Câu 2: Em có nhận xét gì về chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn? Câu 3: Ở nửa

By Elliana

Câu 1: Tình hình Kinh Tế Đàng Trong và Đàng Ngoài khác nhau như thế nào?
Câu 2: Em có nhận xét gì về chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn?
Câu 3: Ở nửa đầu thế kỉ XIX, nước ta có những điều kiện gì mới để phát triển Kinh Tế được thuận lợi?

0 bình luận về “Câu 1: Tình hình Kinh Tế Đàng Trong và Đàng Ngoài khác nhau như thế nào? Câu 2: Em có nhận xét gì về chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn? Câu 3: Ở nửa”

  1. Câu 1:

    – Đàng ngoài: xung đột chiến tranh nam bắc triều

    + Kinh tế giảm sút

    + Đời sống nhân dân đói khổ

    – Đàng trong: phục hồi và phát triển

    + Chúa Nguyễn khuyến khích khai hoang

    + Năm 1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định, lập làng xóm mới

    Câu 2:

    – Phần tích cực: Duy trì quan hệ thân thiện với các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc.

    – Phần hạn chế: Thực hiện chính sách ngoại giao đóng cửa, khước từ mọi quan hệ với các nước phương Tây. 

    Câu 3:

    Nửa đầu thế kỉ XIX, nước ta có những điều kiện mới để phát triển kinh tế đất nước như:

    – Đất nước được thống nhất tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế như: khai thác và huy động được nhân tài vật lực, …

    – Lãnh thổ đất nước rộng lớn, nhiều đất đai màu mỡ ở phía Nam.

    – Được kế thừa các thành tựu về kinh tế công thương nghiệp của các thế kỉ trước.

    – Thương nhân các nước đến buôn bán tấp nập.

    cho mik ctlhn nhé!!!

    Trả lời
  2. Câu 1:

    Đàng trong:

    – Nông nghiệp: Từ đầu thế kỷ 17, Nam Bộ còn là vùng đất hoang vu. Từ khi khai phá vùng này, các chúa Nguyễn có chính sách quan tâm đến nông nghiệp. Hàng loạt con sông và kênh được đào vét ở Thuận Quảng, điển hình như kênh Trung Đan và Mai Xá. Sang thế kỷ 18, những vùng đất hoang vu ở Nam Bộ đã trở thành ruộng phì nhiêu, ruộng tốt bậc nhất Đại Việt. Nghề nông Đàng Trong đã tạo ra 26 giống lúa nếp và 23 giống lúa tẻ.

    – Về cơ bản, Đàng Trong có những nét tương đồng trong phát triển thủ công nghiệp so với Đàng Ngoài. Do sự tác động từ sự du nhập của khoa học kỹ thuật phương Tây, thủ công nghiệp Đàng Trong không chỉ phát triển về quy mô mà còn xuất hiện nhiều ngành nghề mới như đóng tàu, thuyền, đúc súng, khai thác mỏ. Trong ngành khai thác mỏ, Đàng Trong không có nhiều tài nguyên khoáng sản như Đàng Ngoài, chỉ có một số mỏ sắt và mỏ vàng.

    Đàng ngoài:

    – Nông nghiệp: Kể từ khi đánh bại nhà Mạc, làm chủ vùng Bắc bộ, chính quyền Lê-Trịnh đã có nhiều cố gắng khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục sản xuất nông nghiệp. Đối với việc thủy lợi, triều đình Lê-Trịnh cũng quan tâm. Khi thời tiết hạn hán nặng, triều đình cử quan xuống các đạo xem xét và sai làm xe tát nước để chống hạn. Việc tuần tra, sửa chữa đê điều cũng thực hiện thường xuyên.

    – Vì thiếu đất nên mỗi người chỉ được một miếng đất nhỏ, người nông dân phải xen canh tăng vụ, tận dụng tối đa mảnh đất, mỗi năm thường thu hoạch 2-3 vụ. Kỹ thuật sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng đạt trình độ khá cao. Phương pháp cày cấy chủ yếu dựa vào sức người, nông cụ giản đơn như liềm, cuốc, cày, bừa, hái.

    Do chính sách khuyến nông và sức lao động chăm chỉ của người dân, đến đầu thế kỷ 18, nông nghiệp Đàng Ngoài có những tiến bộ đáng kể. Những năm không gặp phải thiên tai, lụt lội, nhiều năm được mùa.

    Câu 2

    – Tích cực: Duy trì quan hệ thân thiện với các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc.

    – Hạn chế: Thực hiện chính sách ngoại giao “đóng cửa”, khước từ mọi quan hệ với các nước phương Tây. => Thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu, không tạo điều kiện cho đất nước giao lưu với các nước và các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới, dẫn đến đất nước trì trệ.

    Câu 3

    Nửa đầu thế kỉ XIX, nước ta có những điều kiện mới để phát triển kinh tế đất nước như:

    – Đất nước được thống nhất tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế như: khai thác và huy động được nhân tài vật lực, các nguồn tài nguyên của cả nước…

    – Lãnh thổ đất nước rộng lớn, nhiều đất đai màu mỡ ở phía Nam thuận lợi cho việc mở rộng diện tích canh tác sản xuất nông nghiệp.

    – Được kế thừa các thành tựu về kinh tế công thương nghiệp của các thế kỉ trước nên có điều kiện để tiếp tục phát triển.

    – Thương nhân các nước đến buôn bán tấp nập, là cơ hội để Việt Nam có thể học hỏi những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến từ các nước khác đặc biệt là phương Tây.

    Trả lời

Viết một bình luận