Câu 1:Tình hình kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài-Đàng Trong ở TK XVI -XVIII phát triển như thế nào?Câu 2: Em hãy cho biết về sự phát triển của các nghề thủ công và buôn bán ở TK XVI -XVIII ?
Câu 1:Tình hình kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài-Đàng Trong ở TK XVI -XVIII phát triển như thế nào?Câu 2: Em hãy cho biết về sự phát triển của các nghề thủ công và buôn bán ở TK XVI -XVIII ?
câu 1
Nông Nghiệp:
– Những cuộc xung đột kéo dài, chiến tranh liên miên đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê – Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.
– Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.
* Thủ công nghiệp:
– Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An),…
* Thương nghiệp:
– Buôn bán phát triển, nhất là các huyện vùng đồng bằng và ven biển đều có chợ và phố xá.
– Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến buôn bán tấp nập.
– Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên),…
– Các chúa Trịnh cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.
câu 2
Ở thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công (dệt vải lụa, gốm, rèn sắt, đúc đồng, dệt chiếu, làm giấy, khắc bản in…). Nhiều làng thủ công nổi tiếng như gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huê”) ; các làng làm đường mía ở Quảng Nam…
Gốm Bát Tràng rất được ưa chuộng, nên có câu :
“ước gì anh lấy được nàng,
Để anh mua gạch Bát Tràng về xâỵ.”
Nhiều lái buôn phương Tây khen đường của nước ta “tốt nhất trong khu vực”, “là mặt hàng bán rất chạy, đường rất trắng và mịn hạt, đường phèn thì tinh khiết, trong suốt”.
Nghề thủ công phát triển thì việc buôn bán cũng được mở rộng. Các huyện vùng đồng bằng và ven biển đều có chợ và phố xá. Thời kì này cũng xuất hiện thêm một số đô thị. Ngoài Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường, ở Đàng Ngoài có Phố Hiến (Hưng Yên). Bấy giờ có câu : “Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì Phố Hiến”, ở Đàng Trong có Thanh Hà (Thừa Thiên Huê), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh).
Trong thế kỉ XVII, nhiều thương nhân châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đông Nam Á) và châu Âu (Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp) đến Phố Hiến, Hội An buôn bán tấp nập. Họ mở cửa hàng bán len dạ, đồ pha lê… và mua tơ tằm, đường, trầm hương, ngà voi…
Chúa Trịnh, chúa Nguyễn cho họ vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Nhưng về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương. Do vậy, ở nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.
cái này hơi khó nên có sai thì mong bạn cho qua