Câu 1: Tinh thần đấu tranh của nhân dân ta thể hiện như thế nào ngay sau khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam ?
Cây 2:
Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên
Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước đó?
Câu 3:
a) Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (không cần làm)
b) Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
1
– Ngày 1/9/1858 Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam. “Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân tới xâm lược Việt Nam, chúng đã vấp phải một tinh thần chiến đấu vô cùng oanh liệt, sôi nổi và rộng khắp cả nước của nhân dân ta. Mặc cho triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, yếu hèn, từng bước đầu hàng thực dân Pháp, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chiến đấu bằng mọi thứ vũ khí sẵn có, góp phần làm giảm bước tiến của chúng và làm chậm lại quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam”. Tinh thần chiến đấu của nhân dân ta được thể hiện:
* Tại mặt trận Đà Nẵng: quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương đã tổ chức kháng chiến, thực hiện “vườn không nhà trống” ngăn cản quân Pháp tiến vào đất liền …. Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Pháp thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, buộc phải thay đổi kế hoạch
* Mặt trận Gia Định:
– Tháng 2/1859 khi Pháp đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân ta càng sôi nổi. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ (12/1861).
– Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo (1862 – 1864) khiến cho giặc thất điên bát đảo. Sau khi Trương Định mất, con trai là Trương Quyền lên thay, tiếp tục kháng chiến.
* Kháng chiến lan rộng khắp Nam Kì:
– Sau khi thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông và ba tỉnh miền Tây Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản, nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ.
– Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh … với nhiều lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân … Ngoài ra, có cả những nhà thơ đã dùng ngòi bút của mình làm vũ khí chống Pháp như: Nguyễn Đình Chiểu… Đặc biệt có những anh hùng thà chết chứ không chịu đầu hàng giặc như Nguyễn Trung Trực. Khi bị thực dân Pháp bắt và đưa ra chém, Nguyễn Trung Trực đã khẳng khái nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
* Mặt trận Bắc Kì:
– Tháng 11/1873 thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần 1, nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã kiên quyết đứng lên kháng chiến.Đêm đêm các toán nghĩa binh quấy rối định, đốt kho đạn của giặc. Đội nghĩa binh dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ đã chiến đấu anh dũng và hi sinh đến người cuối cùng. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và con trai anh dũng hi sinh…
– Ngày 21/12/1873 quân ta giành thắng thắng lợi lớn tại Cầu Giấy lần thứ nhất. Gác niê cùng nhiều sĩ quan binh lính bị giết tại trận …
– Khi quân Pháp đánh Bắc Kì lần 2 (4/1882) nhân dân tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến: Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc. Tại các địa phương khác, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè …
– Ngày 19/5/1883 quân ta giành thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần 2. Rivie bị giết tại trận. Quân Pháp hoang mang, dao động, toan bỏ chạy …
– Mặc dù triều đình ký liên tiếp 2 bản Hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp nhưng nhân dân cả nước vẫn kiên quyết đứng lên chiến đấu: Bên cạnh phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng thì phong trào nông dân Yên thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài 30 năm (1884 – 1913). Các phong trào đấu tranh của nhân dân đã góp phần làm chậm lại quá trình bình định và khai thác của Pháp ở Việt Nam.
3
b)– Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học – kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”
– Điểm mới trong hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành:
Khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối như: Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh … nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của họ. Không thể cứu nước trên lập trường phong kiến hay lập trường giai cấp tư sản, tiểu tư sản.
+ Cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật Bản không khác “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
– Phan Bội Châu chủ trương bạo động bằng cách vận động quần chúng và tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài (cầu viện Nhật Bản ) để tiến hành chống Pháp, xây dựng nên một chế độ chính trị mới ở Việt Nam.
+ Cụ Phan Châu Trinh đề nghị cải cách không khác xin giặc rủ lòng thương.Phan Châu Trinh chủ trương dựa vào Pháp chống triều đình phong kiến, tiến hành cải cách duy tân nhằm giành lại tự do dân chủ nhằm nâng cao dân trí, dân quyền làm điều kiện tiên quyết giành độc lập dân tộc….
Câu 1:
– Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:
+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả. => làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
– Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:
+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,…
+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông,…
– Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.
Câu 2:
Sơ đồ (ảnh)
Nhận xét về tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp:
– Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở được tổ chức chặt chẽ và đều do thực dân Pháp chi phối.
– Kết hợp giữa nhà nước thực dân và quan lại phong kiến.
– Chia Việt Nam thành 3 quốc gia riêng biệt
Câu 3:
Hướng đi của Người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:
– Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học – kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”
– Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.
– Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước – con đường cách mạng vô sản.
Câu 2: