Câu 1: Toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta ngày 29 – 3 – 1973 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng miền Nam? A. Hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho

Câu 1: Toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta ngày 29 – 3 – 1973 có ý nghĩa như thế nào đối với
cách mạng miền Nam?
A. Hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”.
B. Quân Mĩ không còn tham chiến ở miền Nam.
C. Chính quyền Sài Gòn không còn nhận được sự viện trợ từ Mĩ.
D. Là cơ hội để giải phóng hoàn toàn miền Nam
Câu 2: Sau khi quân Mĩ rút khỏi miền Nam Việt Nam, chính quyền Sài Gòn đã có hành động như thế
nào ở miền Nam?
A. Không còn thực hiện kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh”.
B. Chấp nhận đầu hàng lực lượng cách mạng miền Nam Việt Nam.
C. Tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”.
D. Tiếp tục nhận viện trợ từ Mĩ
Câu 3: Kẻ thù của cách mạng miền Nam được xác định trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương
Đảng lần thứ 21 tháng 7 năm 1973 là
A. chính quyền Sài Gòn và Ngô Đình Diệm.
B. chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và bọn phản động.
C. đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.
D. chính quyền phản động miền Nam và Mĩ.
Câu 4: Con đường cách mạng của miền Nam được xác định trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương
Đảng lần thứ 21 là
A. đấu tranh ôn hòa. B. cách mạng bạo lực.
C. cách mạng vũ trang. D. đấu tranh ngoại giaoMỹ
Câu 5: Chiến thắng trong chiến dịch Đường 14 – Phước Long đã mở ra khả năng
A. trưởng thành của quân Sài Gòn.
B. thắng lớn của quân ta.
C. trưởng thành của quân đội giải phóng miền Nam.
D. khả năng chiến đấu của quân Mỹ.
Câu 6: Từ cuối năm 1974 đầu năm 1975, Bộ chính trị đề ra chủ trương giải phóng hoàn toàn miền
Nam trong khoảng thời gian nào?
A. Mùa mưa năm 1974 và 1975
B. Cuối năm 1975 đầu năm 1976.
C. Vào đầu năm 1975 cuối năm 1977.
D. Trong hai năm 1975 và 1976.
Câu 7: Chiến dịch mở đầu cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là
A. chiến dịch Đường 14 – Phước Long.
B. chiến dịch Tây Nguyên.
C. chiến dịch Huế – Đà Nẵng.
D. chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 8: Trận then chốt mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên ?
A. Kon Tum. B. Gia Lai. C. Buôn Ma Thuột. D. Pleiku.
Câu 9: Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn như thế nào sau chiến dịch
Tây Nguyên giành thắng lợi?
A. Tiến công chiến lực trên khắp cả nước.
B. Tiến công chiến lược trên khắp miền Nam.
C. Tổng tiến công chiến lược toàn miền Nam.
D. Mở chiến dịch Huế – Đà Nẵng, chia cắt địch từ hai đầu Nam – Bắc.
Câu 10: Bộ chính trị Trung ương Đảng quyết địch gì sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế
– Đà Nẵng?
A. Giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa năm 1975.
B. Giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa năm 1975.
C. Giải phóng Sài Gòn sau năm 1975.
D. Mở chiến dịch Hồ Chí Minh

0 bình luận về “Câu 1: Toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta ngày 29 – 3 – 1973 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng miền Nam? A. Hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho”

  1. Câu 1: A. Hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”.

    Câu 2: C. Tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”.

    Câu 3: C. đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.

    Câu 4: B. cách mạng bạo lực.

    Câu 5: B. thắng lớn của quân ta.

    Câu 6: D. Trong hai năm 1975 và 1976.

    Câu 7: B. chiến dịch Tây Nguyên.

    Câu 8: C. Buôn Ma Thuột

    Câu 9: C. Tổng tiến công chiến lược toàn miền Nam.

    Câu 10: B. Giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa năm 1975.

    Bình luận

Viết một bình luận