câu 1 Trận mưa rào to thấy nhiều tiếng ộp ộp của lớp lưỡng cư. Tại sao lớp lưỡng cư lại kêu nhiều đến thế? câu 2 cách phân biệt 3 bộ thú :bộ ăn sâu

câu 1
Trận mưa rào to thấy nhiều tiếng ộp ộp của lớp lưỡng cư. Tại sao lớp lưỡng cư lại kêu nhiều đến thế?
câu 2
cách phân biệt 3 bộ thú :bộ ăn sâu bọ,bộ gặm nhấm,bộ ăn thịt
a.phân biệt nhờ vào đặc điểm sinh sản
b.phân biệt nhờ vào đặc điểm bộ răng
-Nêu cách phân biệt 3 bộ thú trên
Câu 3: Bò sát là loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ và gây nuôi .Giải thích

0 bình luận về “câu 1 Trận mưa rào to thấy nhiều tiếng ộp ộp của lớp lưỡng cư. Tại sao lớp lưỡng cư lại kêu nhiều đến thế? câu 2 cách phân biệt 3 bộ thú :bộ ăn sâu”

  1. Câu 1: Lưỡng cư thường kêu nhiều sau những trận mưa rào thường vào cuối xuân sau đầu mùa hạ vì đây là thời điểm sinh sản của chúng, vì thế các con đực sẽ cất tiếng kêu ộp ộp liên tục và thậm chí là rất to để gọi bạn tình. Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường và sẽ lặp lại theo mùa sinh sản.

    Câu 2:

    a) Dựa vào đặc điểm sinh sản để phân biệt ba bộ thú:

    – Bộ ăn sâu bọ: Đời sống đơn độc, chỉ ghép đôi khi đến mùa giao phối

    – Bộ gặm nhấm: Sống đàn

    – Bộ ăn thịt: Có loài sống đàn, có loài sống đơn độc

    b) Dựa vào bộ răng để phân biệt ba bộ thú:

    – Bộ ăn sâu bọ: Các răng đều nhọn.

    – Bộ gặm nhấm: Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm.

    – Bộ ăn thịt: Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp, bền và sắc.

    Câu 3: Vì bò sát có nhiều lợi ích như có giá trị thực phẩm đặc sản (ba ba), dược phẩm (rượu rắn, mật trăn, nọc rắn, yếm rùa…), sản phẩm mĩ nghệ (vảy đồi mồi, da thuộc của trăn và rắn, da cá sấu…) nên bị khai thác quá mức. Do đó cần phải bảo vệ và gây nuôi những loài bò sát có ích.

    Xin hay nhất

     

    Bình luận
  2. Đáp án+Giải thích các bước giải:

    Câu 1:

    Những trận mưa rào thường vào cuối xuân sau đầu mùa hạ vì đây là thời điểm sinh sản của chúng, vì thế các con đực sẽ cất tiếng kêu ộp ộp liên tục và thậm chí là rất to để gọi bạn tình. Đấy chính là tín hiệu để ếch cái nghe thấy tiếng gọi của “người yêu” sẽ tìm đến để giao phối.

    Câu 2:

    -Bộ ăn sâu bọ:

    Đặc điểm: Thú nhỏ, có mõm kéo dài thành vòi ngắn.

    Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ gồm: những răng nhọn, răng hàm cũng có 3 – 4 mấu nhọn. Thị giác kém phát triển, khứu giác phát triển, đặc biệt có những lông xúc giác dài ở trên mõm thích nghi với cách thức đào bới tìm mồi. 

    Sống đơn độc (trừ thời gian sinh sản và nuôi con).

    -Bộ gặm nhấm

    Đặc điểm: Bộ thú có số lượng loài lớn nhất.

    Có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm: thiếu răng nanh, răng cửa rất sắc và cách răng hàm 1 khoảng trống gọi là khoảng trống hàm.

    Có tập tính đào hang chủ yếu bằng răng cửa, ăn tạp, sống bầy đàn.

    – Bộ ăn thịt

    Đặc điểm: bộ thú có bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt:

    Răng cửa ngắn, sắc để róc xương.

    Răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi Răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để nghiền mồi.

    Các ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày bước đi rất êm.

    Khi di chuyển các ngón chân tiếp xúc với đất con mồi chạy rất nhanh.

    Khi bắt mồi các vuốt sắc nhọn giương ra khỏi đệm thịt cào xé con mồi.

    Câu 3: Có giá trị thực phẩm đặc sản (ba ba), dược phẩm (rượu rắn, mật trăn, nọc rắn, yếm rùa…), sản phẩm mĩ nghệ (vảy đồi mồi, da thuộc của trăn và rắn…). Vì thế bò sát cần được bảo vệ và gây nuôi những loài quý.

    Bình luận

Viết một bình luận