Câu 1: Trình bày Hiệp hội các nước Đong Năm Á: Sự ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động. Câu 2 : Trình bày đặc điểm sông ngòi nước ta. Câu 3: Nêu nhữ

Câu 1: Trình bày Hiệp hội các nước Đong Năm Á: Sự ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động.
Câu 2 : Trình bày đặc điểm sông ngòi nước ta.
Câu 3: Nêu những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi nước ta đối với đời sống và sản xuất.

0 bình luận về “Câu 1: Trình bày Hiệp hội các nước Đong Năm Á: Sự ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động. Câu 2 : Trình bày đặc điểm sông ngòi nước ta. Câu 3: Nêu nhữ”

  1. Câu 3:

    Thuận lợi :
    – Bồi đắp phù sa cho đồng bằng => Phát triển nông nghiệp
    – Phát triển ngành nuôi thủy sản
    – Tạo các nhà máy thủy điện
    – Điều hòa chế độ nước sông

    ♦ Khó khăn :
    – Nước tràn về nhiều gây lũ lụt
    – Nước khô hạn gây khó khăn cho nông nghiệp

    Chúng ta phải bảo vệ nguồn nước sạch vì:Nước là 1 thành phần đặc biệt quan trọng đối có sự sống của con người và những loài động – thực vật khác. vậy mà tình trạng ô nhiễm ngày càng nâng cao làm nguồn nước sạch bị đe dọa, con người lâm vào bệnh tật nhiều hơn và thậm chí nhiều nơi còn không mang nước sạch để sử dụng.

    Câu 2:

    Đặc điểm chung
    a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
    – Nước ta có 2360 sông dài > 10km.
    – 93% các sông nhỏ và ngắn.
    – Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…
    b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
    c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
    – Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh.
    – Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.
    d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn
    – Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.
    – Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.

    Câu 1:

    Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự ra đời của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào năm 1967 là nhu cầu hợp tác cùng phát triển.

    mục đích: xây dựng Đông Nam á thành khu vực hoà bình, ổn định, phi vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt; tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá, thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao phúc lợi và đời sống nhân dân, tăng cường dân chủ, pháp quyền và quyền con người nhằm tạo dựng Cộng đồng ASEAN; đề cao bản sắc ASEAN đồng thời tôn ttọng các quyền và trách nhiệm của các thành viên ASEAN; tạo dựng và giữ vững vai ttò trung tâm và chủ động của ASEAN như là động lực chính trong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch và thu nạp.

    nguyên tắc hoạt động:Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của các quốc gia thành viên. Cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hoà bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực.

    Bình luận
  2. Câu 1:

     a. Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN:

          ASEAN ra  đời vào nữa sau những năm 60 của thế kỉ XX, trong bối cảnh các nước trong khu vực:

           – Sau khi giành được độc lập, nhiều nước trong khu vực cần có sự hợp tác cùng nhau trong cùng phát triển.

           – Muốn hạn chế chế ảnh hưởng của các cường quốc ngoài đối với khu vực,nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược VN của Mĩ ngày càng tỏ rõ ko tránh khỏi thất bại cuối cùng.

           – Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác mang tính khu vực: Khối thị trường chung châu Âu(EEC), cổ vũ các nước ĐNA tìm cách liên kết với nhau.

           – 8.8.1967 Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng cốc (Thái Lan) với 5 nước đầu tiên : Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo.

    * Mục tiêu của ASEAN : là tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kt và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

    b.  Quá trình phát triển:

       + Từ 1967 – 1975: ASEAN là tổ chức non trẻ , hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế

       + Từ 1976 đến nay: ASEAN có sự khởi sắc :

        – 2/ 1976 Hội nghi cấp cao họp tại Ba li (Indonesia) ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali).

          * Nôi dung Hiệp ước Ba li (Nguyên tắc hoạt động):

            + Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

             + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

            + Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau.

            + Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

            + Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

           – Quan hệ giữa các nước ĐD và ASEAN bước đầu được cải thiện. Hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Kinh tế ASEAN tăng trưởng.

          – Năm 1984 Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN. Sau đó lần lượt VN( 1995) , Lào và Miama( 1997), Campuchia ( 1999)

          => ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác KT, VH nhằm xây dựng  Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển.

      c. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập tổ chức này.

    * Cơ hội:

       +  Nền kinh tê Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, đó là cơ hội để nước ta vươn ra thế giới.

      + Tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực.

       +  Có điều kiện để tiếp thu những thành tựu khoa học- kĩ thuật tiên tến trên thế giới để phát triển kinh tế.

          +  Có điều kiện để tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý của các nước trong khu vực.

      +  Có điều kiện để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học- kĩ thuật , y tế, thể thao với các nước trong khu vực.

     * Thách thức:

      + Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển, thì nền kinh nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực.

          + Đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước.

           + Hội nhập nhưng dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của DT

    Câu 2:

    Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta
    – Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước:
    + Nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2).
    + Dọc bờ biển, trung bình cứ 20 km gặp một cửa sông.
    – Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung.
    – Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt:
    + Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh.
    + Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70 — 80% lượng nước cả năm.
    – Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa:
    + Hằng năm sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa.
    + Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.

    Câu 3:

    1,*Thuận lợi :

    – Bồi đắp phù sa cho đồng bằng => Phát triển nông nghiệp

    – Phát triển ngành nuôi thủy sản

    – Tạo các nhà máy thủy điện

    – Điều hòa chế độ nước sông

    * Khó khăn :

    – Nước tràn về nhiều gây lũ lụt

    – Nước khô hạn gây khó khăn cho nông nghiệp

    Chúng ta phải bảo vệ nguồn nước sạch vì:

    Nước là 1 thành phần đặc biệt quan trọng đối có sự sống của con người và những loài động – thực vật khác. vậy mà tình trạng ô nhiễm ngày càng nâng cao làm nguồn nước sạch bị đe dọa, con người lâm vào bệnh tật nhiều hơn và thậm chí nhiều nơi còn không mang nước sạch để sử dụng.

    NHỚ CHO MÌNH HAY NHẤT!!!!

    Bình luận

Viết một bình luận