Câu 1 Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Câu 2 Trình bày nguyên nhân diễn biến kết quả ý nghĩa của chiến t

Câu 1 Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Câu 2 Trình bày nguyên nhân diễn biến kết quả ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm Xoài Mút năm 1785
Câu 3 Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào tây sơn
Câu 4 Quang Trung đã có những chính sách gì để phục hồi phát triển kinh tế ,ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc .Hãy chứng minh và cho biết tác dụng của những chính sách đó

0 bình luận về “Câu 1 Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Câu 2 Trình bày nguyên nhân diễn biến kết quả ý nghĩa của chiến t”

  1. câu 2:

    a) Nguyên nhân:

    – Năm 1783, nhà Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh chạy trốn cầu cứu quân Xiêm.

    – Nhân cơ hội này, quân Xiêm kéo quân sang xâm lược nước ta.

    b) Diễn biến: 

    – Năm 1784, quân Xiêm tiến vào nước ta và chiếm được miền tây Gia Định.

    – Tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm-Xoài Mút làm trận địa.

    – Thủy quân được giấu trong các nhánh sông của Rạch Gầm-Xoài Mút và sau các ngách cù lao ; bộ binh mai phục 2 bên bờ và trên cù lao giữa sông.

    – Ngày 19/1/1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử giặc vào trận địa mai phục. Quân ta từ các cù lao và nhánh sông đổ ra đánh vào bên sườn địch, phục binh 2 bên bờ bắn xả vào thuyền chiến giặc.

    c) Kết quả: quân Xiêm bị đánh tan, âm mưu xâm lược bị lật đổ.

    d)Ý nghĩa: à 1 trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

    Bình luận
  2. câu1:

    Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm:

    – Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.

    – Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ.

    – Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

    – Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi… đưa ra những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

    Ý nghĩa:

    + Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. 

    Ý nghĩa lịch sử:

    + Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. + Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc thời Lê sơ.

    câu 2:a, Nguyên nhân:
    -Nguyễn ánh sang cầu cứu quân Xiêm.
    b, Diễn biến:
    -Năm 1784 quân Xiêm kéo vào Gia Định:
    +Quân thuỷ: 2 vạn quân đổ bộ vào Rạch Giá ( Kiên Giang).
    +Quân bộ: 3 vạn quân qua Chân Lạp  Cần Thơ.
    -Tháng 1/1785 Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa.
    – Ngày 19/1/1785, Nguyễn Huệ nhử giặc vào trận địa.
    -Đánh đồng loạt vào giặc.
    c, Kết quả:
    -Quân giặc bị tiêu diệt.
    -Cuộc kháng chiến thắng lợi.
    d, ý Nghĩa:
    -Đập tan âm mưu xâm lược nhà Xiêm.
    -Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân

    câu 3:

    – Nguyên nhân thắng lợi:

    + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

    + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.

    – Ý nghĩa lịch sử:

    + Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

    + Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.


    câu 4:

    Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc
    – Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
    – Ra “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
    – Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
    – Ban bố “Chiếu lập học”, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.

    Bình luận

Viết một bình luận