Câu 1: trình bày những chuyến biến của xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc. Câu 2: trình bày tổ chức bộ máy nhà nước, kinh tế,văn hóa của nhà nước văn lang

By Natalia

Câu 1: trình bày những chuyến biến của xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc.
Câu 2: trình bày tổ chức bộ máy nhà nước, kinh tế,văn hóa của nhà nước văn lang,âu lạc.
Câu 3: Tình hình giáo dục,văn học nước ta từ thế kỷ X_ XVIII

0 bình luận về “Câu 1: trình bày những chuyến biến của xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc. Câu 2: trình bày tổ chức bộ máy nhà nước, kinh tế,văn hóa của nhà nước văn lang”

  1.  Về kinh tế:

    – Nông nghiệp:

    + Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống.

    + Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh.

    + Các công trình thủy lợi được xây dựng.

    ⟹ Năng suất cây trồng tăng hơn trước.

    – Thủ công nghiệp, thương mại:

    + Kĩ thuật rèn sắt phát triển.

    + Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh, đồ trang sức được gia công tinh tế.

    + Xuất hiện một số nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh,…

    + Nhiều tuyến đường giao thông được hình thành phục vụ mục đích giao lưu, buôn bán.

    * Về văn hóa, xã hội:

    – Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa như ngôn ngữ, văn tự.

    – Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

    * Nguyên nhân của sự chuyển biến: là do các chính sách cai trị, bóc lột của chính quyền đô hộ đối với nhân dân ta.

    ơ sở hình thành Nhà nước:

    – Thời gian đầu của cư dân văn hóa Đông Sơn (thiên niên kỷ I TCN đến thế kỷ I sau CN):

    – Kinh tế: Sự xuất hiện công cụ bằng đồng thau, bằng sắt:

    + Nông nghiệp trồng lúa nước tại châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả, dùng sức kéo của trâu bò khá phát triển.

    + Săn bắt, chăn nuôi, đánh cá, làm nghề thủ công như đúc đồng, làm gốm.

    + Xuất hiện sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

    – Sự phân hóa xã hội: Sự chuyển biến về kinh tế dẫn đến sự thay đổi về xã hội. 

    + Kẻ giàu, người nghèo xuất hiện từ thời Phùng Nguyên và phổ biến hơn thời Đông Sơn tuy chưa thật sâu sắc.

    + Sự ra đời các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ.

    – Do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.

    * Cơ cấu tổ chức Nhà nước:

    – Quốc gia Văn Lang (VII – III TCN)

    + Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì – Phú Thọ).

    + Tổ chức nhà nước: Đứng đầu nhà nước là vua Hùng, vua Thục. Giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu. Ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính.

    Trả lời
  2. Câu 1: Những biến chuyển về kinh tế, văn hóa ở nước ta trong thời Bắc thuộc:

    – Về kinh tế:

    + Nghề rèn sắt vẫn phát triển .

    + Trong nông nghiệp, nhân dân đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thủy lợi, trồng lúa một năm hai vụ.

    + Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì, phát triển.

    + Nghề gốm, dệt vải vẫn giao lưu buôn bán.

    – Về văn hóa:

    + Chữ Hán và đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão được truyền vào nước ta.

    + Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo nếp riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc.

    – Về xã hội: Xã hội phân hóa sâu sắc.

    Câu 2:

    * Cơ cấu tổ chức Nhà nước:

    – Quốc gia Văn Lang (VII – III TCN)

    + Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì – Phú Thọ).

    + Tổ chức nhà nước: Đứng đầu nhà nước là vua Hùng, vua Thục. Giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu. Ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính.

    Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Vua Hùng

    => Tổ chức bộ máy Nhà nước còn đơn giản và sơ khai.

    – Quốc gia Âu Lạc: (III – II TCN)

    + Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội).

    + Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy Nhà nước chặt chẽ hơn.

    + Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.

    => Nhà nước Âu Lạc có bước phát triển cao hơn nhà nước Văn Lang.

    * Cơ sở hình thành Nhà nước:

    – Thời gian đầu của cư dân văn hóa Đông Sơn (thiên niên kỷ I TCN đến thế kỷ I sau CN):

    – Kinh tế: Sự xuất hiện công cụ bằng đồng thau, bằng sắt:

    + Nông nghiệp trồng lúa nước tại châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả, dùng sức kéo của trâu bò khá phát triển.

    + Săn bắt, chăn nuôi, đánh cá, làm nghề thủ công như đúc đồng, làm gốm.

    + Xuất hiện sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

    – Sự phân hóa xã hội: Sự chuyển biến về kinh tế dẫn đến sự thay đổi về xã hội. 

    + Kẻ giàu, người nghèo xuất hiện từ thời Phùng Nguyên và phổ biến hơn thời Đông Sơn tuy chưa thật sâu sắc.

    + Sự ra đời các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ.

    – Do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.

    Câu 3:

         + Sử học: Bên cạnh các bộ sử nhà nước còn có các bộ sử tư nhân như Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục,…

         + Địa lý: tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư,..

         + Quân sự: tập Hổ trướng khu cơ,…

         + Triết học: bộ sách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác,…

         + Kĩ thuật: đúc súng đại bác, đóng thuyền chiến…

    Chúc bạn học tốt !

    cau-1-trinh-bay-nhung-chuyen-bien-cua-a-hoi-viet-nam-thoi-bac-thuoc-cau-2-trinh-bay-to-chuc-bo-m

    Trả lời

Viết một bình luận