Câu 1 : Trình bày những nét chính về quốc gia Lào ?
Câu 2 : Trình bày những nét chính về quốc gia Campuchia ?
Câu 3 : Đánh giá công lao của Đinh Bộ Lĩnh ?
Câu 4 : Nhận xét cách đánh giặc của Vua tôi nhà Trần .Rút ra bài học ?
Câu 5 : Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại ?
Câu 1 : Trình bày những nét chính về quốc gia Lào ?
Sơ khai (?)
Muang Sua (?)
Muang Phuan (?)
Vương quốc Lan Xang (1353–1707) (Phân rã thành 2 vương quốc và thân vương quốc )
Vương quốc Luang Phrabang (1707–1949)
Vương quốc Viêng Chăn (1707–1828)
Thân vương quốc Phuan (1707–1949)
Vương quốc Champasak (1713–1946)
Lào thuộc Pháp (1893-1946)
Lào thuộc Nhật (1945)
Vương quốc Lào (1947-1975)
Nội chiến Lào (1953-1975)
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (1975-nay)
Câu 2 :Trình bày những nét chính về quốc gia Campuchia ?
Phù Nam (thế kỷ 1- 550)(tiên phong campuchia)
Chân Lạp (550-802)
Đế quốc Khmer (802-1432)
Thời kỳ hậu Angkor (1432-1863)
Campuchia thuộc Pháp (1863-1946)
Campuchia thuộc Nhật (1945)
Vương quốc Campuchia (1946-1953)
Vương quốc Campuchia (1953-1970)Cộng hòa Khmer (1970-1975)
Campuchia Dân chủ (1975-1979)
Cộng hòa Nhân dân Campuchia (1979-1989)
Liên minh chính phủ Kampuchea Dân chủ (1982-1992)
Nhà nước Campuchia (1989-1992)
Cơ quan chuyển tiếp Liên Hiệp Quốc tại Campuchia (1992-1993)
Vương quốc Campuchia (1993-nay)
Câu 3 :Đánh giá công lao của Đinh Bộ Lĩnh ?
– Ông là người có công dẹp loạn 12 sứ quân ,thống nhất đất nước ,xây dựngchính quyền độc lập tự chủ ,khẳng định chủ quyền quốc gia.
Câu 4 : Nhận xét cách đánh giặc của Vua tôi nhà Trần .Rút ra bài học ?
– Đường lối đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258) thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo, đó là việc thực hiện chủ trương : Khi giặc mạnh không đương đầu trực tiếp với quân xâm lược mà cho quân rút lui để bảo toàn lực lượng, thực hiện “vườn không nhà trống’ sơ tán nhân dân khỏi kinh thành để dồn quân giặc vào thế bị động, tạo thời cơ để quân dân nhà Trần phản công tiêu diệt địch giành thắng lợi hoàn toàn
Câu 5 : Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại ?
– Tinh thần kiên quyết chống quân xâm lược của vua tôi và quân dân nhà Trần
– Sự chỉ huy tài giỏi của vua Trần thể hiện qua cách đánh đúng đắn, thông minh và biết chớp thời cơ
– Quân dân nhà Trần có sự chuẩn bị chu đáo
Câu 1 :
– Cũng như nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á, con người đã sinh sống từ lâu trên đất Lào, mà chủ nhân đầu tiên là người Lào Thơng.
– Sau thế kỉ XIII mới có một nhóm người Thái di cư đến đất Lào, gọi là người Lào Lùm.
– Năm 1353, một tộc trưởng người Lào là Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các bộ lạc, lập nước riêng, gọi tên là Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi).
– Vương quốc Lan Xang bước vào giai đoạn thịnh vượng ở các thế kỉ XV – XVII.
* Đối nội: Chia nước thành các mường; Xây dựng quân đội; Kinh tế phát triển: thổ cẩm, cánh kiến, ngà voi.
* Đối ngoại: Giữ quan hệ hoà hiếu với láng giềng nhưng cũng kiên quyết chống xâm lược Miến Điện.
* Văn hóa Lào:
– Có chữ viết riêng trên cơ sở sáng tạo chữ Campuchia, Mianma
– Thích ca nhạc, ưa múa hát, có nhiều lễ hội: điệu Lam-vông, lễ hội té nước…
– Kiến trúc Phật giáo: Thạt Luổng
– Sang thế kỉ XVIII, Lan Xang suy yếu dần vì những cuộc tranh chấp ngôi vua trong hoàng tộc. Vương quốc Xiêm nhân cơ hội này đã xâm chiếm và cai trị nước Lào. => Năm 1893 trở thành thuộc địa của Pháp.
Câu 2 :
– Cũng như nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á, con người đã sinh sống từ lâu trên đất Lào, mà chủ nhân đầu tiên là người Lào Thơng.
– Sau thế kỉ XIII mới có một nhóm người Thái di cư đến đất Lào, gọi là người Lào Lùm.
– Năm 1353, một tộc trưởng người Lào là Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các bộ lạc, lập nước riêng, gọi tên là Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi).
– Vương quốc Lan Xang bước vào giai đoạn thịnh vượng ở các thế kỉ XV – XVII.
* Đối nội: Chia nước thành các mường; Xây dựng quân đội; Kinh tế phát triển: thổ cẩm, cánh kiến, ngà voi.
* Đối ngoại: Giữ quan hệ hoà hiếu với láng giềng nhưng cũng kiên quyết chống xâm lược Miến Điện.
* Văn hóa Lào:
– Có chữ viết riêng trên cơ sở sáng tạo chữ Campuchia, Mianma
– Thích ca nhạc, ưa múa hát, có nhiều lễ hội: điệu Lam-vông, lễ hội té nước…
– Kiến trúc Phật giáo: Thạt Luổng
– Sang thế kỉ XVIII, Lan Xang suy yếu dần vì những cuộc tranh chấp ngôi vua trong hoàng tộc. Vương quốc Xiêm nhân cơ hội này đã xâm chiếm và cai trị nước Lào. => Năm 1893 trở thành thuộc địa của Pháp.
Câu 3:
– Dẹp yên các thế lực cát cứ, thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho đất nước bước vào thời kì ổn định lâu dài.
– Là vị hoàng đế đầu tiên, đưa ra nhiều chinh sách giữ vững hoà bình, phát triển đất nước
Câu 4:
* Nhận xét :
– Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, Chờ thời cơ phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “ vườn không, nhà trống”.
– Vừa cho quân cản bước tiến của giặc, vừa lui quân để bảo toàn lực lượng Khi thời cơ đến phản công tiêu diệt giặc, giành thắng lợi.
– Tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Nguyên không có lương thực nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn.
– Chủ dộng bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc và đánh tan ý đồ xâm lược của nhà Nguyên đối với nước ta.
=> Đây là cách đánh giặc sáng tạo, có chiến thuật rõ ràng, chủ động.
* Bài học : Khi đối đầu với kẻ địch mạnh phải đoàn kết, dùng mưu để đánh.
Câu 5:
Vì :
– Quân dân nhà Trần có sự chuẩn bị chu đáo: ngay khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược, nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn sàng đánh giặc.
– Vua quan nhà Trần có kế sách đánh giặc phù hợp, đúng đắn: Chủ trương “vườn không nhà trống” tận dụng điểm yếu của quân Mông Cổ (lực lượng đông nhưng không mang theo lương thực mà chủ trương dùng chiến tranh nuôi chiến tranh) và phù hợp khi quân đội nhà Trần tiềm lực còn yếu.
– Quân dân nhà Trần có ý chí kiên quyết, đoàn kết đánh giặc: Để thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” cần sự đoàn kết, đồng lòng của toàn dân.