Câu 1: Trình bày phong trào kháng chiến chống Pháp ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì sau hiệp định Nhâm Tuất 1862 Câu 2 : Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉn

Câu 1: Trình bày phong trào kháng chiến chống Pháp ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì sau hiệp định Nhâm Tuất 1862
Câu 2 : Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bắc Bắc Kì (1873-1874) diễn ra như thế nào ?
Câu 3 : Trình bày diễn biến chính cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê được coi là tiêu biểu điển hình nhất phong trào Cần Vương
Câu 4: Trình bày nguyên nhân ,diễn biến khơi nghĩa Yên Thế?\ Câu 5: Thực dân Pháp đã thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam về kinh tế như thế nào?Những chính sách kinh tế đó có tác động gì đối với Việt Nam
Câu 6: Nêu sự chuyển biến về cơ cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội nước ta cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.Thái độ chính trị của từng giai cấp ,tầng lớp đôi với cách mạng giải phóng dân tộc như thế nào? Vì sao họ lại có Thái độ như vậy?
Câu 7: Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước của thế kỉ XIX (mục đích ,lực lượng tham gia ,hình thức đấu tranh )
Câu 8: Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới?Hướng đi của Người có gì khác so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
Câu 9: Theo em hiện nay chúng ta có thể thừa những giá trị của các công trình giao thông và kiến trúc từ thời Pháp để lại hay không? Vì sao
Câu 10 : Chủ trương thanh niên sang Nhật bản học tập ,đào tạo cán bộ trong phong trào Đông du để lại bài học gì cho việc đưa học sinh ,cán bộ đi học tập ở nước ngoài hiện nay

0 bình luận về “Câu 1: Trình bày phong trào kháng chiến chống Pháp ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì sau hiệp định Nhâm Tuất 1862 Câu 2 : Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉn”

  1. Câu 1 :

    Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Kì dâng cao:

    + Một số sĩ phu ra Bình Thuận xây dựng Đồng Châu xã (do Nguyễn Thông đứng đầu) nhằm mưu cuộc kháng chiến lâu dài.

    + Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Trương Quyền ở Tây Ninh; Phan Tôn, Phan Liêm ở Ba Tri; Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông (Rạch Giá) Nguyễn Hữu Huân ở Tân An, Mĩ Tho …; Âu Dương Lân ở Vĩnh Long , Long Xuyên, Cần Thơ…

    – Do lực lượng chênh lệch, cuối cùng phong trào thất bại nhưng đã thể hiện lòng yêu nước nồng nàn và ý chí bất khuất của nhân dân Việt .

    Caau2 

    Tháng 11/1873 td Pháp đánh Bác Kỳ lần 1, nhân dân các tỉnh đồng bàng sông Hồng đã kiên quyết đứng lên kháng chiến . Đêm đêm các toán nghiã binh quấy rối địch , đốt kho đạn của giặc . đội nghĩa binh dưới sự chỉ huy của viên Chưởng Cơ đã anh dũng chiến đấu và hi sinh đến người cuối cùng . Tổng đốc Ng tri Phương và con trai ông đã anh dũng hi sinh.

    Caau3:

    Từ 1885 – 1888: giai đoạn chuẩn bị. Nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc khí giới và tích trữ lương thảo, … Đặc biệt, nghĩa quân chế tạo được suún trường theo mẫu súng của Pháp.

    Từ 1888 – 1896: giai đoạn chiến đấu quyết liệt. Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa quân đã đẩy lùi nhiều cuộc hành quân càn quét của địch. Đến cuối năm 1895, Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khở nghĩa duy trì thêm một thời gian rồi tan rã.

    *)Cuộc khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu điển hình nhất trong phong trào cần Vương vì:

    -thời gian khởi nghĩa dài nhất

    -lãnh đạo: Phan Đình Phùng cùng nhiều tuóng lĩnh tài ba khác

    -địa bàn: rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

    -lực lượng:lớn và có tổ chức gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

    -vũ khí: Chế đc súng trường

    -cách đánh:  chiến tranh du kích

    Câu 4 : 

    – Nguyên nhân :

             +) kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sông nhan dân khổ cực , một bộ phân phải tiêu tán lên yên Thế.Họ yêu cuộc sống tự do. Khi PháP thi hàng chính sách bình định thì Yên thế trở thành mục  tiêu bình định của chúng , cuộc sống bị xâm phạm nhân dân Yên Thế dã đúng lên khởi nghĩa.

    Câu 5

    *Nông nghiệp:

    – Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đát

    – Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.

    * Công nghiệp:

    – Tập trung vào khai thác than và kim loại

    – Xây dựng một số cơ sở công nghiệp như xi măng, gạch, ngói, điện, nước…

    * Giao thông vận tải:

    – Xây dựng hệ thống giao thông vận tải để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

    *Thương nghiệp

    –  Nắm giữ độc quyền về thị trường.

    – Tăng thêm các loại thuế và đánh thuế nặng.

    =>Mục đích:Vơ vét, bóc lột sức người, sức của của nhân dân Việt Nam để làm giàu cho tư bản Pháp.

    * Văn hoá, giáo dục:

    – Giai đoạn đầu Pháp duy trì neèn giáo dục của  thời phong kiến.

    – Về sau Pháp mở trường học mới cùng một số cơ sở văn hóa, y tế.

    – Hệ thống giáo dục phổ thông gồm ba bậc: Ấu học,Tiểu học, trung học.

    => Mục đích: Đào tạo một lớp người bản xứ phục vụ cho công việc cai trị.

    +) tác động:

    về kinh tế:

    Tích cực: Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân ; thành thị theo hướng hiện đại ra đời ;bước đâu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hóa tính chất tụ cung tự cấpcủa nền kinh tế cũa bị phá vỡ 

    Tiêu cực ; +tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

                     + nông nghiệp dậm chân tại chỗ

                      + công nghiệp phát triển nhỏ giọt

    về xã hội

    cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất làm cho xã hội việt nam có nhiều chuyển biến , nhiều giai cấp mới xuất hiện : địa chủ phong kiến,Tư sản , tiểu tư sản, công nhan

    Câu 6: ( Vì câu hỏi của bạn dài quá nên mk xin nói ngắn gọn là nó nằm ở phần in nhỏ – SGK/141)

    Câu 7 

    Lãnh đạo
    – Vua Hàm Nghi và các sĩ phu yêu nước. Tiêu biểu là Đinh Công Tráng, Phạm Bành, Tống Duy Tân, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng…
    – Các sĩ phu, văn thân chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản. Tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh và một số sĩ phu yêu nước tiến bộ.
    Lực lượng
    – Đông đảo quần chúng nhân dân, trước tiên là nông dân
    – Gồm nhiều tầng lớp, giai cấp khác như: Tư sản, địa chủ , phú nông, tiểu tư sản, nông dân.
    Mục tiêu
    – Đánh đuổi thực dân Pháp, giúp vua khôi phục lại chế độ phong kiến độc lập ở Việt Nam.
    – Các phong trào bị phân hoá: Phong trào thì đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục chế độ phong kiến, phong trào thì đánh đuổi Pháp thực hiện cải cách xã hội theo hướng mới.
    Kết quả và ý nghĩa lịch sử
    + Đã giấy lên một phong trào đấu tranh vũ trang sôi nổi trong cả nước. Tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Pháp nhiều tổn thất lớn, Pháp phải mất trên 10 năm mới bình định được Việt Nam.
     + Tuy thất bại, phong trào đã thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Báo hiệu con đường cứu nước theo ngọn cờ phong kiến đã hoàn toàn lỗi thời.
    + Giấy lên các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sôi nổi. Như: Đưa 200 thanh niên Việt Nam sang Nhật học hỏi, Phong trào Duy Tân, Phong trào kháng thuế ở trung kỳ. Các phong trào thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân.
    + Mặc dù thất bại nhưng nó đã thể hiện tinh thần yêu nước, sự tìm kiếm con đường cứu nước, cứu dân của các tầng lớp nhân dân và thể hiện tinh thần dân tộc là cơ sở trực tiếp sinh động để dân tộc ta lựa chọn con đường cứu nước mới.

    Câu 8:

    Nguyễn Tất thành sinh Ngầy 19/5/1890, trong một gd nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An . Sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nước rơi vào tay thực dân Pháp . Chứng kiến nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trao đấu tranh nhưng ko đi đến thắng lợi .Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX; sự đàn áp, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

    Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học – kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”

    Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.

    – Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước – con đường cách mạng vô sản.

    Câu 9

    Hiện nay chúng ta có thể kế thừa những công trình giao thông và kiến trúc từ thời Pháp để lại. Vì khi họ rời khỏi nước VN thì họ đã kí kết giấy chứng nhận rồi. Nên chúng ta có thể thừa kế những công trình độ
    Theo em, chúng ta nên sử dụng nó 1 cách tốt đẹp không nên phá hủy nó mà bảo vệ nó. Và ngày càng phát triển thêm vững mạnh.

    Câu 10 

    Ngày nay, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Do đó, chính sách đưa học sinh, cán bộ đi học tập nước ngoài rất được chú trọng. Đó là chính sách để chúng ta học hỏi thêm những tiên tiến, công nghệ mới từ bên ngoài để về áp dụng phát triển đất nước.

    ( BẠn có thể tăng điểm thưởng ko :<<)

    Bình luận

Viết một bình luận