Câu 1: Trình bày sự phân hóa giai cấp của xã hội Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp? Câu 2: Vì s

Câu 1: Trình bày sự phân hóa giai cấp của xã hội Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
Câu 2: Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước? Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?

0 bình luận về “Câu 1: Trình bày sự phân hóa giai cấp của xã hội Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp? Câu 2: Vì s”

  1. Câu 1:

     Giai cấp địa chủ phong kiến: tiếp tục phân hóa, một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tham gia phong trào dân tộc chống Pháp và tay sai.

     Giai cấp nông dân:

    + Bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát.

    + Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt. 

    + Là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

     Giai cấp công nhân: phát triển nhanh chóng về số lượng, trở thành một động lực của phong trào dân tộc và dân chủ.

    – Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai.

    – Giai cấp tư sản: bị phân hóa thành hai bộ phận:

    + Tư sản dân tộc: kinh doanh độc lập, có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

    Câu 2:

    Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì:

    – Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.

    – Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.

    => Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

    Hướng đi của Người có những điểm mới:

    -Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu…. chọn con đường sang phương đông (nhật bản,trung quốc), những người mà ông gặp gỡ là những chính khách nhật để xin họ giúp Việt nam đánh Pháp,chủ trương dấu tranh là bạo động.

    Bình luận
  2. câu 2: 

    *Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lê trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp.

    – Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh nổ ra và liên tiếp nhưng đều thất bại.

    – Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX; sự đàn áp, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho đân tộc

     *Các nhà yều nước chống Pháp là các sĩ phu phong kiến.Mong muốn của họ là giải phóng dân tộc,thiết lập lại chế độ phong kiến, hoặc là các sĩ phu tân học trẻ tưởi đi theo con đường dân chủ tư sản, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, chế độ cộng hòa.

    – Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây để tìm hiểu vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất của các từ “Tự do- Bình đẳng – Bác ái”, xác đinh con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

    câu 1:

    – Giai cấp địa chủ phong kiến: Làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

    – Giai cấp nông dân: Số lượng đông, bị áp bức nặng nề, sẵn sàng hưởng ứng tham gia các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

    – Tầng lớp tư sản đã xuất hiện có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn….bị chính quyền thực dân, tư bản Pháp chèn ép.

    – Tiểu tư sản thành thị: bao gồm các chủ xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do.

    – Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, lương thấp, đời sống khổ cực, họ có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

    Bình luận

Viết một bình luận