Câu 1: Trình bày tình hình chính trị,kinh tế và văn hoá ơi nước ta ở TK XVI đến TK XVIII? Câu 2: Nêu nguyên nhân,quá trình phát triển,ý nghĩa Lịch Sử,

Câu 1: Trình bày tình hình chính trị,kinh tế và văn hoá ơi nước ta ở TK XVI đến TK XVIII?
Câu 2: Nêu nguyên nhân,quá trình phát triển,ý nghĩa Lịch Sử,nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn?(Lập bảng)
Giúp mình trước 2h30’ chiều nay với ah,mình đg cần gấp.
Hứa vote đủ và ctlhn cho bn trl đầu tiên ạ

0 bình luận về “Câu 1: Trình bày tình hình chính trị,kinh tế và văn hoá ơi nước ta ở TK XVI đến TK XVIII? Câu 2: Nêu nguyên nhân,quá trình phát triển,ý nghĩa Lịch Sử,”

  1. câu 1

    * Thủ công nghiệp:

    – Các nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển, đạt trình độ cao như: làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng,…

    – Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như: nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

    – Số làng nghề tăng lên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

    – Nghề khai mỏ trở thành nghành kinh tế phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

    * Thương nghiệp:

    – Nội thương:

    + Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên ở khắp nơi và thường họp theo phiên.

    + Nhiều nơi trong nước đã xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng.

    + Việc buôn bán giữa miền ngược và miền xuôi cũng tăng lên.

    – Ngoại thương:

    + Thuyền buôn các nước đến Việt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.

    + Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

    câu 2

    Nguyên nhân thắng lợi
    – Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân
    – Được sự ủng hộ của nhân dân;
    – Tài chỉ huy của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân, với chiến thuật tài tình , nắm vững thời cơ phản công quyết liệt , hành quân thần tốc , tiến quân mãnh liệt , chiến đấu cơ động.
    * Công lao của Tây Sơn là lật đổ chính quyền phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn; thống nhất đất nước , đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh.
    * Ý nghĩa của phong trào Tây Sơn:
    Thống nhất đất nước .Giữ vững độc lập tổ quốc. Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

    Bình luận
  2. Câu 1:

       1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI – XVIII

    –       Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá

    –       Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở  Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển:

    +         Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.

    +         Thủy lợi được củng cố.

    +         Giống cây trồng ngày càng phong phú.

    +         Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.

    Ở Đàng Trong: ruộng  đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

              2. Sự phát triển của thủ công nghiệp

    –      Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển đạt trình độ cao: dệt, gốm,rèn sắt, đúc đồng, làm đồ trang sức..

    –       Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

    –       Khai mỏ – một ngành quan trọng rất phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

    –       Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều như làm giấy, gốm sứ, nhuộm vải …..

    –       Nét mới trong kinh doanh: ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội, vừa sản xuất vừa bán hàng.

    Chân đèn – Gốm hoa lam – Thế kỷ XVI.

              3. Sự phát triển của thương nghiệp.

    * Nội thương: ở các thế kỷ XVI – XVIII buôn bán trong nước phát triển:

    –       Chợ làng, chợ huyện… xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán

    –       Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.

    –       Buôn bán giữa miền  xuôi và  miền ngược phát triển, thóc gạo ở Gia Định được đem ra các dinh miền Trung để  bán ….

    * Ngoại thương phát triển mạnh.

    –       Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến VN buôn bán  tấp nập:

    +         Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng…..

    +         Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.

    –       Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

    –       Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạp.

    Tranh vẽ thương cảng Hội An vào cuối thế kỷ XVIII

    Toàn cảnh Thương cảng Hội An, một trong những thương cảng tấp nập nhất của Việt Nam thời xưa.

           4. Sự hưng khởi của các đô thị

    –       Nhiều đô thị mới hình thành phát triển:

    +         Đàng Ngoài: Thăng Long ( Kẻ chợ), Phố Hiến (Hưng Yên).

    +         Đàng Trong: Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Phú Xuân – Huế)

    –       Đầu thế kỉ XIX đô thị suy tàn dần.
    Cre:Sách lịch sử 7(đã đc tự mình tóm tắt)
    Câu 2:

    QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN:

    –       Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở cả Đàng Ngoài, khủng hoảng sâu sắc, nên phong trào nông dân bùng nổ  và bị đàn áp .

    –       1744 Đàng Trong chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay xây dựng chính quyền Trung ương, nước ta bị chia làm 2 nước. Chính quyền Đàng Trong khủng hoảng suy yếu, đời sống nhân dân cực khổ. Phong trào nông dân bùng nổ ở Đàng Trong.

    –       1771 khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn (Bình Định) do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo .Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng  thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

    –       1886 – 1788 nghĩa quân tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê – Trịnh, thống nhất đất nước.

    1. Kháng chiến chống quân Xiêm 1785

    –       Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm , Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thủy bộ tiến sang nước ta.

    –       Cuối năm 1784 chiếm gần nửa đất Nam Bộ, ra sức cướp phá chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn.

    –     Năm 1785 Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm – Xoài Mút (trên sông Tiền – Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm.

    Đây là một thắng lợi lớn tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, thể hiện tài tổ chức, cầm quân của Nguyễn Huệ , đập tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm, nêu cao ý thức dân tộc của phong trào Tây Sơn.

    2. Kháng chiến chống quân Thanh (1789)

    Sau khi đánh thắng quân Xiêm, 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh. Họ Trịnh đổ, ông tôn phò vua Lê  và kết duyên với Công chúa Lê Ngọc Hân (con gái Lê Hiển Tông). Sau đó ông về Nam (Phú Xuân).

    – Ở ngoài Bắc, Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê Chiêu Thống phản bội Tây Sơn. Sau khi bị quân Tây Sơn đánh vua Lê Chiêu Thống đã cầu cứu quân Thanh. Vua Thanh đã cho 29 vạn quân sang nước ta.

    – Vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh kéo sang nước ta.

    – Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (25 – 11 – 1788.), lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc.

    – Trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hoá để tuyển thêm quân .

    -Đêm 30 Tết (25-1-1789) quân ta tiến công  với khí thế từ lời Hiểu dụ  của Vua Quang Trung.

    –       Đánh cho để dài tóc
          Đánh cho để đen răng
      Đánh cho nó chích luân bất phản
      Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
    Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ.
    ⇔Thể hiện tinh thần  dân tộc cao cả, ý thức quyết tâm bảo vệ độc lập

    –  Bài hiểu dụ đã cổ vũ, tạo khí thế quyết tâm chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn

     – Sau 5 ngày  tiến quân thần tốc, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi – Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.

    – Phong trào nông dân Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.

    *Công lao của phong trào nông dân Tây Sơn và Nguyễn Huệ:

    –      Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến phản động và trong cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống quân Thanh.

    –       Thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.

    *Công lao của phong trào nông dân Tây Sơn và Nguyễn Huệ:

    –      Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến phản động và trong cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống quân Thanh.

    –       Thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.

    NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI:+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

                                                     + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.
    Ý NGHĨA LỊCH SỬ+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

                                   + Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

    Cre:Tài liệu dạy-học môn Sử (lớp 7) – 2019->2021 – Trường THCS LQĐ – Mã kí hiệu : LQĐCS20192021
    #Tài liệu này là đề cương học thuộc có bản quyền nhà trường . Vui lòng không reup.Nếu reup hỏi chính chủ đăng tài liệu.Nghiêm cấm sao chép tránh vi phạm bản quyền
    @LQDTCVSGDCD20192021

     

    Bình luận

Viết một bình luận