câu 1 : trình bày tình hình kinh tế nông nghiệp ( TK XVI – XVIII ) . giải thích nguyên nhân dẫn đến nông nghiệp đàng ngoài không phát triển
câu 2 : nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào tây sơn . vai trò của quang trung đối với cuộc khởi nghĩa tây sơn là gì
câu 3 : tóm tắt các chính sách về chính trị , đối ngoại của nhà Nguyễn . những chính sách đối ngoại đã tác động đến tình hình đất nước như thế nào
các bạn giải giúp với please !!
20 điểm lunn mà giúp mình đi , mai nộp rồi :((
Câu 1 :
Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI – XVIII
– Từ cuối thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XVII. Do Nhà nước không quan tâm đến sản xuất, nội chiến giữa các thế lực phong kiến => nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên.
– Từ nửa sau thế kỉ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp 2 Đàng phát triển.
+ Ruộng đất ở cả 2 Đàng mở rộng nhất là ở Đàng trong.
Nguyên nhân khiến kinh tế nông nghiệp đàng ngoài giảm sút: Do xung đột giữa các tập đoàn phong kiến. Chính quyền Lê-Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Quan lại lộng quyền
+ Thuỷ lợi được củng cố.
+ Giống cây trồng càng phong phú.
+ Kinh nghiệp sản xuất được đúc kết.
– Ơ cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.
Câu 2 :
– Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.
– Ý nghĩa lịch sử:
+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.
Câu 3 :
– Về chính trị:
+ Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt Niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn ; năm l806, lên ngôi Hoàng đế.
+ Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền : vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương ; ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long) năm l8l5.
– Các năm 183l- l832, nhà Nguyễn chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Thừa Thiên) ; quân đội bao gồm nhiều binh chủng, xây thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.
– Về ngoại thương, nói chung nhà nước hạn chế buôn bán với nước ngoài.
– Về ngoại giao:
+ Các vua Nguyễn thán phục nhà Thanh. Nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước.
+ Đối với phương Tây: nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc ‘bế quan, tỏa cảng”. Điều đó, càng thúc đẩy việc Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta.
Câu 1
kinh tế nông nghiệp thế kỉ XVI- XVIII:
* Đàng Ngoài:
– nông nghiệp suy yếu:
+ ruộng đất bị bỏ hoang
+ mất mùa đói kém
– nguyên nhân:
+ ảnh hưởng chiến tranh
+ vua quan không chăm lo
– hậu quả: suy sụp, ruộng đất bỏ hoang, nhân dân đi phiêu tán
* Đàng Trong:
– phát triển
– nguyên nhân:
+ chính quyền chúa Nguyễn có nhiều chính sách chăm lo, phát triển nông nghiệp
+ điều kiện tự nhiên
+ nhân dân ủng hộ
– tầng lớp địa chủ ngày càng lớn
nông nghiệp Đàng Ngoài không phát triển vì:
– chính quyền họ Trịnh không quan tâm đến kinh tế nông nghiệp của nhân dân
– không hề quan tâm đến thủy lợi và tổ chức khai hoang
– vua quan ăn chơi sa đọa, hà hiếp bóc lột nhân dân. nhân dân không có ruộng đất phải đi làm thuê; cuộc sống khổ cực
→ nông nghiệp ngưng trệ
Câu 2
– Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.
– Ý nghĩa lịch sử:
+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.
Vai trò của Quang Trung đối với phong trào Tây Sơn?
+Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân Tây sơn, cùng nhân dân đánh bại 5vạn quân Xiêm(1785)và 29 vạn quân thanh(1789), bảo vệ độc lập dân tộc lập ra triều đại tây sơn, bước đầu xây dựng và củng cốnền thống nhất quốc gia, đề ra những chính sách phát triển đất nước .
+Lập lại các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn -Trịnh -Lê
+Xóa bỏ sự chia cắt đất nước ,bước đầu lập laijneenf thống nhất quốc gia
+Đánh tan quân xâm lược Xiêm Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ Quốc .
Câu 3
– Về chính trị:
+ Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt Niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn ; năm 1806, lên ngôi Hoàng đế.
+ Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền : vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương ; ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long) năm 1815
– Các năm 1831- 1832, nhà Nguyễn chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Thừa Thiên) ; quân đội bao gồm nhiều binh chủng, xây thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.
– Về ngoại thương, nói chung nhà nước hạn chế buôn bán với nước ngoài.
– Về ngoại giao:
+ Các vua Nguyễn thán phục nhà Thanh. Nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước.
+ Đối với phương Tây: nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc ‘bế quan, tỏa cảng”. Điều đó, càng thúc đẩy việc Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta.