Câu 1: Trình bày tình hình kinh tế thời Lê sơ( nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp). Câu 2: Thời Lê sơ trong xã hội có

Câu 1: Trình bày tình hình kinh tế thời Lê sơ( nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp). Câu 2: Thời Lê sơ trong xã hội có những giai cấp tầng lớp nào? Địa vị chính trị, kinh tế của các giai cấp, tầng lớp đó như thế nào?

0 bình luận về “Câu 1: Trình bày tình hình kinh tế thời Lê sơ( nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp). Câu 2: Thời Lê sơ trong xã hội có”

  1. Câu 1:

    Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.

    – Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.

    – Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

    – Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

    Câu 2:

    Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lê sơ:

    – Giai cấp thống trị: bao gồm vua, quan, quý tộc, địa chủ phong kiến.

    + Vua: đứng đầu đất nước, có quyền lực cao nhất.

    + Giai cấp địa chủ, quan lại, quý tộc: có nhiều ruộng đất, là giai cấp bóc lột trong xã hội.

    – Giai cấp bị trị:

    + Giai cấp nông dân: chiếm tuyệt đại đa số, là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.

    + Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công: ngày càng đông đảo, họ phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội coi trọng.

    + Nô tì: là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, bao gồm cả người Việt, người Hoa và dân tộc ít người.

    Nhớ vote cho mikk 5* và cảm ơn nhé!!!!!!!

    Bình luận
  2. Câu 1 :

    Vua quan thời Lê Sơ đã có những chính sách tích cực để phát triển kinh tế:

    • Nông nghiệp:
    • Đặt các chức quan chuyên lo về nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.
    • Thực hiện phép quân điền.
    • Chú trọng việc khai hoang.
    • Cấm giết trâu, bò; điều động dân phu mùa cấy gặt.
  3. Thủ công nghiệp
    • Các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng, xã phát triển: Kéo tơ, dệt lụa, đúc đồng…
    • Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời: Bát Tràng làm gốm; Làng Vân Chàng rèn sắt…
    • Các xưởng thủ công do nhà nước quản lý (Cục bách tác)
    • Nghề khai mỏ được đẩy mạnh: Mỏ đồng, vàng…
  4. Thương nghiệp:
    • Trong nước: Khuyến khích họp chợ, mở chợ mới. Đúc tiền đồng…
    • Ngoài nước:  Duy trì việc buôn bán với nước ngoài. Một số của khẩu kiểm soát chặt chẽ.

    Câu 2:

    Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lê sơ:

    – Giai cấp thống trị: bao gồm vua, quan, quý tộc, địa chủ phong kiến.

    + Vua: đứng đầu đất nước, có quyền lực cao nhất.

    + Giai cấp địa chủ, quan lại, quý tộc: có nhiều ruộng đất, là giai cấp bóc lột trong xã hội.

    – Giai cấp bị trị:

    + Giai cấp nông dân: chiếm tuyệt đại đa số, là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.

    + Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công: ngày càng đông đảo, họ phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội coi trọng.

    + Nô tì: là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, bao gồm cả người Việt, người Hoa và dân tộc ít người.

     

    Bình luận

Viết một bình luận