Câu 1: Trình bày tình hình phát triển của nghề thủ công, buông bán ở Đàng Ngoài vào thế kỉ XVI – XVIII ? Câu 2: Trình bày diễn biến Rạch Gầm – Xoài Mú

Câu 1: Trình bày tình hình phát triển của nghề thủ công, buông bán ở Đàng Ngoài vào thế kỉ XVI – XVIII ?
Câu 2: Trình bày diễn biến Rạch Gầm – Xoài Mút (1785)?

0 bình luận về “Câu 1: Trình bày tình hình phát triển của nghề thủ công, buông bán ở Đàng Ngoài vào thế kỉ XVI – XVIII ? Câu 2: Trình bày diễn biến Rạch Gầm – Xoài Mú”

  1. Câu 1:

    a) Thủ công nghiệp

    – Thủ công nghiệp phát triển nhất là các nghề: dệt vải lụa, gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy,..

    – Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng; làng dệt La Khê,…

    – Thợ thủ công có tay nghề cao, sản phẩm chất lượng.

    Bình gốm Bát Tràng (sản xuất năm 1627)

    b) Thương nghiệp:

    – Buôn bán được mở rộng.

    – Hình thành nhiều chợ, phố xá và xuất hiện các đô thị lớn: Thăng Long, Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An,…

    Thương cảng Hội An thế kỉ XVI

    – Thương nhân nước ngoài đến buôn bán tập nập.

    + Mua: tơ tằm, đường, rần hương, ngà voi,…

    + Bán: vũ khí, len dạ, pha lê,…

    – Nửa sau thế kỉ XVIII, các chúa Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, thành thị suy tàn dần.

    ND chính

    Nét chính về sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán thế kỉ XVI.

    Câu 2

    Tháng 1 – 1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành – Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến. Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19 – 1 – 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước. Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên Sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Anh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

    Bình luận
  2. – Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định, đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành – Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.

    câu 2- Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

    – Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

    => Kết quả: kết thúc thắng lợi.

    mình chỉ nhớ mỗi câu 2 thôi

    Bình luận

Viết một bình luận