Câu 1: trình bày tóm tắt cuộc khởi Lam Sơn (1418-1426) Câu 2 : Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cửa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Câu 3: Trình b

By Rose

Câu 1: trình bày tóm tắt cuộc khởi Lam Sơn (1418-1426)
Câu 2 : Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cửa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Câu 3: Trình bày tình hinh giáo dục vào thi cử thời Lê Sơ
Câu 4 : Trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa Tây Sơn

0 bình luận về “Câu 1: trình bày tóm tắt cuộc khởi Lam Sơn (1418-1426) Câu 2 : Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cửa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Câu 3: Trình b”

  1. Câu 1:

    *Hình 1 + 2*

    Câu 2:

    *Nguyên nhân thắng lợi:

    – Do nhân dân có 1 lòng yêu nồng nàn yêu nước và ý chí quyết tâm dành lại độc lập tự do cho đất nước

    – Nhờ có tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc và sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân

    – Nhờ có chiến lược, chiến thuật đúng đắn

    – Nhờ có sự chỉ huy tài giỏi của Lê Lợi và Nguyễn Trãi

    *Ý nghĩa:

    – Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh trên đất nước ta

    Câu 3:

    *Hình 3*

    Câu 4:

    *Hình 4 + 5*

    cau-1-trinh-bay-tom-tat-cuoc-khoi-lam-son-1418-1426-cau-2-neu-nguyen-nhan-thang-loi-va-y-nghia-l

    Trả lời
  2. Câu 1 : 

    – Tháng 2 – 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.

    – Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng mạnh, quyết bắt giết bằng được Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

    – Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. 

    – Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 – 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

    – Năm 1424, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, giải phóng Nghệ An.

    – Từ tháng 10-1424 đến tháng 8-1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. Tháng 8 – 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.

    – Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc theo 3 đạo, mở rộng phạm vi hoạt động. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.

    – Cuối năm 1426, chiến thắng tại trận Tốt Động – Chúc Động.

    – Tháng 10 – 1427, chiến thắng tại trận Chi Lăng – Xương Giang.

    => Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.

    Câu 2 :

    Nguyên nhân :

    – Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, tinh thần chiến đấu, ý chí quyết tâm và bất khuất trong chiến đấu để giành được độc lập tự do cho đất nước.

    – Mọi tầng lớp nhân dân không phân biệt trai gái, già trẻ hay các thành phần dân tộc, tất cả đều một lòng đánh giặc, cùng hăng hái tham gia khởi nghĩa, tiếp tế cho nghĩa quân, tạo mọi điều kiện để nghĩa quân Lam Sơn đánh quân Minh.

    – Do những chính sách đúng đắn của thủ lĩnh Lê Lợi, nhờ đường lối chiến thuật phù hợp và sáng tạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

    Ý nghĩa :

    – Sự thắng lợi của khởi nghĩa đã chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của triều đình phong kiến nhà Minh.

    – Mở ra một thời kì mới của đất nước ta thời Lê Sơ

    – Đập tan những âm mưu xâm lược đô hộ của nhà Minh.

    – Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta, lòng dũng cảm và tinh thần chiến đấu bất khuất cũng như tinh thần nhân đạo sáng ngời của dân tộc.

    Câu 3 : 

    – Ngay sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học, đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
    Ở các đạo, phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi, có đạo đức để làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho. Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn ; Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
    – Thời Lê sơ (1428 – 1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.

    Trả lời

Viết một bình luận