Câu 1: Trình bày về cuộc kháng tiến công của cuộc khỏi nghiã lam Sơn trong giai đoạn 1418-1423 Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Câu
2: Trình bày cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn và cuộc chia cắt đằng trong và đằng ngoài
Câu 3: hãy nêu sự phát triển của nghề thủ công ở nước ta vào thế kỉ 16 -> 18 Câu 4: vì sao vào thế kỉ từ 16 -> 17 các thương nhân Châu Á và Châu Âu đến nước ta buôn bán Ngày nay việc buôn bán của nước ta với nước ngoài như thế nào??
Câu 5: Hãy nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sữ dân tộc ta
+Cuộc kháng tiến công của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418-1423:
– Ngày 7-2-1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
– Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn yếu và gặp nhiều khó khăn. Quân Minh tấn công nhiều lần, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh ba lần.
– Giữa năm 1418, nhà Minh huy động quân bao vây căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi.
– Trong hoàn cảnh nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
– Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân gặp muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
– Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5-1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
-Trong những năm 1418 – 1423, nghĩa quân Lam Sơn đã chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn với tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất, hi sinh vượt gian khổ.
2. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài
*Nguyên nhân:
– Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm lên thay nắm mọi quyền hành gọi là chúa Trịnh => Đàng Ngoài.
– Nguyễn Hoàng vào cai quản vùng Thuận Hóa, thế lực mạnh lên nhanh chóng => Đàng Trong.
– Mâu thuẫn giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn ngày càng sâu sắc => Chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ.
* Diễn biến:
– Thế kỉ XVII, chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ lịch sử gọi là chiến tranh Đàng Trong – Đàng Ngoài.
– Từ năm 1627 – 1672, họ Trịnh và Họ Nguyễn đánh nhau 7 lần.
– Không phân thắng bại, hai bên lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước làm hai Đàng.
+ Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra.
+ Đàng Trong từ sông Gianh trở vào.
*Hậu quả:
– Chia cắt đất nước, gây đau thương tổn hại cho dân tộc.
– Gây trở ngại cho giao lưu kinh tế, văn hoá làm suy giảm tiềm lực đất nước.
* Chính quyền ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.
– Đàng Ngoài:
+ Họ Trịnh xưng vương, xây dựng vương phủ bên cạnh triều đình vua Lê.
+ Quyền lực nằm trong tay chúa Trịnh, vua Lê chỉ trên danh nghĩa => “vua Lê – chúa Trịnh”.
– Đàng Trong: họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền => chúa Nguyễn.
Câu 3:
* Thủ công nghiệp
– Thủ công nghiệp phát triển nhất là các nghề: dệt vải lụa, gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy,..
– Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng; làng dệt La Khê,…
– Thợ thủ công có tay nghề cao, sản phẩm chất lượng.
*Thương nghiệp:
– Buôn bán được mở rộng.
– Hình thành nhiều chợ, phố xá và xuất hiện các đô thị lớn: Thăng Long, Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An,…
– Thương nhân nước ngoài đến buôn bán tập nập.
+ Mua: tơ tằm, đường, rần hương, ngà voi,…
+ Bán: vũ khí, len dạ, pha lê,…
– Nửa sau thế kỉ XVIII, các chúa Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, thành thị suy tàn dần.
Câu 4:
Vì nước ta có nền kinh tế phát triển,giao thông buôn bán thuận lợi.Ngày nay việc buôn bán của nước ta với nước ngoài vẫn phát triển.
Câu 5:
Phong trào Tây Sơn có cống hiến to lớn đối với lịch sử dân tộc
– Lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
– Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Câu 1:
– Ngày 7-2-1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
– Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn yếu và gặp nhiều khó khăn. Quân Minh tấn công nhiều lần, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh ba lần.
– Giữa năm 1418, nhà Minh huy động quân bao vây căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi.
– Trong hoàn cảnh nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
– Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân gặp muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
– Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5-1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
* Nhận xét:
– Trong những năm 1418 – 1423, nghĩa quân Lam Sơn đã chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn với tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất, hi sinh vượt gian khổ.
Câu 3:
Thủ công nghiệp
– Thủ công nghiệp phát triển nhất là các nghề: dệt vải lụa, gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy,..
– Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng; làng dệt La Khê,…
– Thợ thủ công có tay nghề cao, sản phẩm chất lượng.
Thương nghiệp:
– Buôn bán được mở rộng.
– Hình thành nhiều chợ, phố xá và xuất hiện các đô thị lớn: Thăng Long, Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An,…
– Thương nhân nước ngoài đến buôn bán tập nập.
+ Mua: tơ tằm, đường, rần hương, ngà voi,…
+ Bán: vũ khí, len dạ, pha lê,…
Câu 4:
Vì:
– Nước ta có vị trí địa lí thuận lợi
– Đất nước ta có nhiều sản phẩm quý
– Do sự mở cửa giao lưu buôn bán của các chính quyền Trịnh – Nguyễn
Hiện nay, việc buôn bán của nước ta với nước ngoài đang trên đà phát triển, nhà nước có các chính sách quan tâm, hỗ trợ người dân doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Hàng hóa trao đổi với nước ngoài ngày càng đa dạng, chất lượng cao
Câu 5:
– Lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
– Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
( mình xin không trả lời câu 2 ạ )